Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Triển lãm và tọa đàm kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt-Pháp

Thứ Sáu 21/12/2018 | 17:03 GMT+7

VHO-Từ ngày 19-22.12, Triển lãm “Quan hệ Việt Pháp, 45 năm đối tác và triển vọng” diễn ra tại Thị chính quận 5 Paris, Pháp. Triển lãm do Hội người Việt Nam ở Pháp (UGVF), Hội Hữu nghị Việt Pháp (AAFV), Foyer du Vietnam và L’Indochineur tổ chức. Triển lãm trưng bày tranh ảnh và đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam.

Năm 2018 là năm kỷ niệm kép 45 năm quan hệ ngoại giao (1973-2018) và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược (2013-2018) giữa Pháp và Việt Nam. 

Ngày 6.6.1973, sau Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh Việt Nam, Pháp nâng quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên cấp Sứ quán, thay cho phái đoàn của Pháp hoạt động từ những năm 1954, mở ra một trang mới cho lịch sử ngoại giao hai nước. Lịch sử của mối quan hệ không ngừng phát triển nhờ các tổ chức và các tác nhân kinh tế, đồng thời có sự đóng góp của các hiệp hội Pháp - Việt và cộng đồng người Việt ở Pháp.

Người xem triển lãm có thể khám phá mối quan hệ lịch sử này qua các bức ảnh lưu trữ từ xưa cũng như những bức ảnh hiện nay. Các đồ trang sức và trang trí bằng nguyên liệu tự nhiên như đá, gỗ... do nhà thiết kế người Pháp Charles Coutris, người sáng lập L’indochineur cung cấp, là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo đến từ Việt Nam, mang đến cho người xem một cách đọc đương đại về truyền thống nghề thủ công mỹ nghệ và những sáng tạo, tài nghệ của các nghệ nhân Việt. 

Cùng trong khuôn khổ sự kiện, buổi thảo luận "Hướng tới việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế Pháp-Việt Nam. Triển vọng nào với hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam?" diễn ra vào chiều 20.12 với sự tham gia của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp, bà Florence Berthout, thành viên Hội đồng vùng Ile-de-France, đồng thời là Chủ tịch Quỹ Nghệ thuật hiện đại của vùng, bà Catherine Deroche, chủ tịch Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp Việt của Thượng viện Pháp, và là Nghị sĩ của tỉnh Maine-et-Loire, ông Claude Blanchemaison, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam; ông Arnaud Tripet, Tổng giám đốc kho bạc Pháp...cùng gần 100 đại biểu, khách mời.

Buổi lễ mở đầu bằng lời phát biểu của bà Florence Berthout, đại diện cho thị chính quận 5 Paris, nơi diễn ra buổi lễ và lời giới thiệu về ba nhà tổ chức sự kiện của ông Jean-Piere Archambault, Tổng thư ký AAFV. Đại sứ Nguyễn Thiệp điểm tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Pháp trong bối cảnh hiện nay. Năm 2018, lần đầu tiên, hai nước đã tổ chức trao đổi đoàn cấp cao hai chiều trong cùng một năm, đó là những chuyến thăm ngoại giao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Pháp vào tháng ba, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của thủ tướng Pháp Edouard Philippe vào tháng mười một. Những chuyến thăm này đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Các hợp tác song phương không còn bị giới hạn trong những lĩnh vực truyền thống, mà ngược lại, không ngừng đa dạng hoá và nhân lên nhiều lần trong các lĩnh vực mới như nông sản, sinh học, năng lượng, kĩ thuật số, đô thị hoá...

Bà Laurence Daziano, Giáo sư kinh tế tại Học viện Khoa học Chính trị Pháp (Sciences-Po) nhận định, Việt Nam hôm nay đã trở thành một nước nhiều tiềm năng với tỉ lệ dân số cao, tăng trưởng kinh tế đứng thứ sáu trong khu vực châu Á với tổng sản phẩm quốc nội 191,5 tỉ đô la, tỉ lệ đô thị hoá vượt 15% dân số vào năm 1990 và đạt tới 34% năm 2015, nhu cầu lớn về hạ tầng cơ sở... Bên cạnh đó, liên minh châu Âu (EU) đang cần phát triển hợp tác với các nước đang phát triển và Việt Nam là nước  thứ hai trong khu vực ASEAN sau Singapore mà châu Âu sẽ kí kết hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và kỳ vọng tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên của Bộ Công Thương Việt Nam điểm lại những điểm mốc chính về quá trình chuẩn bị và đàm phán giữa Bộ Công thương Việt Nam và EU về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu (EVFTA). Sau một thời gian trao đổi tích cực, hai bên đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Một vấn đề quan trọng khiến thời gian chờ đợi kéo dài là việc phiên dịch văn kiện thành 24 ngôn ngữ chính thức để gửi đến 28 quốc gia châu Âu. Ngày 17 tháng 10 năm 2018, Ủy ban châu Âu đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam.

Buổi thảo luận tiếp theo xoay quanh hai vấn đề chính là Hợp tác kinh tế, hiệp định thương mại "thế hệ mới", và Nông nghiệp - lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn cho cả hai đối tác.

Tham gia thảo luận về Hợp tác kinh tế, hiệp định thương mại "thế hệ mới" có các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Pháp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, đầu tư ông Jean-Philippe Eglinger, cố vấn Chiến lược và giảng viên kinh tế; bà Marie-Christine Poncin và bà Elise Benyo, kho bạc Pháp; bà Nguyen Baud Nga, luật sư chuyên về lĩnh vực đầu tư.

Tham gia thảo luận về Nông nghiệp - lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn cho cả hai đối tác có bà Martial Marie-Laure, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Pháp, ông Bertrand Ambroise, Giám đốc Quan hệ quốc tế của Tập đoàn Semmaris - Công ty quản lý chợ quốc tế Rungis; bà Pascale Thieffry, trưởng bộ phận Sản phẩm Thực phẩm của Business France và ông Nicolas Ozanam, Tổng giám đốc Liên đoàn các nhà xuất khẩu rượu vang và rượu mạnh của Pháp.

Buổi thảo luận được dẫn dắt và điều hành bởi giáo sư sử học hiện đại Pierre Journoud (trường Đại học Paul-Valéry Montpellier 3).

Đây là một trong những sự kiện cuối cùng của chuỗi sự kiện kỉ niệm quan hệ ngoại giao hai nước được tổ chức trong năm 2018. Trước đó, vào ngày 1.12.2018, một hội thảo khác về địa-chính trị và kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, do Hiệp hội về Hoạt động của công dân Pháp gốc Việt (MCFV) và Hội đồng đại diện các Hiệp Hội Pháp- Việt ở Pháp (CRAFV) tổ chức, diễn ra tại Thượng viện Pháp với sự tham gia của Thượng nghị sĩ Pháp Joëlle Garriaud-Maylam, thư ký Uỷ ban Ngoại giao, xướng ngôn viên của Nghị viện Liên minh quân sự Tây Âu OTAN và hơn mười chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực lịch sử, địa lý, ngoại giao, kinh tế, truyền thông cùng tham gia thảo luận. Nhiều hoạt động khác vẫn còn tiếp tục được trong năm tới. Năm 2019 sẽ là năm diễn ra chuỗi hoạt động kỉ niệm 100 Hội người Việt Nam ở Pháp (UGVF), Hợp tác cấp địa phương lần thứ 11 tại Toulouse, chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Emmanuel Macron và kỳ vọng Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu sẽ được chính thức kí kết và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào đầu năm 2019.

SONG VĂN (từ Paris)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top