Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Thủ đoạn đánh cắp dữ liệu và lừa đảo trên mạng trong năm 2019: Biến hóa khôn lường

Thứ Hai 24/12/2018 | 09:38 GMT+7

VHO- 2,2 tỉ đồng là số tiền một phụ nữ ở Nghệ An bị lừa mới đây khi kết bạn với người nước ngoài qua Facebook và tin tưởng người này sẽ chuyển cho mình 20 triệu USD. Thủ đoạn lừa đảo qua internet kiểu này tuy không mới nhưng năm qua vẫn có nhiều người bị mắc với thiệt hại lên đến hàng chục tỉ đồng.

 Lừa đảo qua internet sẽ tinh vi hơn

 Đó cũng chỉ là phần nhỏ trong con số thiệt hại của người dùng internet tại Việt Nam trong năm qua. Bằng cách phát tán mã độc ăn cắp hoặc xóa dữ liệu cùng nhiều thủ đoạn khác, kẻ xấu đã gây thiệt hại cho người dùng internet tại Việt Nam gần 15.000 tỉ đồng

Thiệt hại báo động

Năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên mức kỷ lục 14.900 tỉ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. Đây là kết quả được đưa ra từ chương trình đánh giá an ninh mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện tháng 12.2018. Cụ thể, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo. Trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin. Theo các chuyên gia an ninh mạng, nguyên nhân chính là do các cơ quan, doanh nghiệp chưa trang bị giải pháp diệt virus tổng thể, đồng bộ cho tất cả các máy tính trong mạng nội bộ. Do đó, chỉ cần một máy tính trong mạng bị nhiễm mã độc, toàn bộ các máy tính khác trong cùng mạng sẽ bị mã độc tấn công, lây nhiễm. Ngoài việc làm chậm máy, mã độc đào tiền ảo còn có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm xóa dữ liệu, ăn cắp thông tin cá nhân hay thậm chí thực hiện tấn công có chủ đích.

Nguy hại hơn, thống kê từ hệ thống giám sát virus cho thấy, hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu trong năm 2018. Thủ phạm được xác định rõ là 2 dòng mã độc phổ biến tại Việt Nam là dòng mã độc mã hóa tống tiền ransomware và dòng virus xóa dữ liệu trên USB. Các mã độc mã hóa tống tiền lây chủ yếu qua email, trong khi có tới 74% người dùng tại Việt Nam vẫn giữ thói quen mở trực tiếp file đính kèm từ email, điều này rất nguy hiểm. Đồng thời, có tới 77% USB tại Việt Nam bị nhiễm mã độc ít nhất một lần trong năm do USB là phương tiện trao đổi dữ liệu phổ biến nhất.

Xu hướng và cảnh báo an ninh mạng 2019

Ngoài các thủ đoạn quen thuộc đánh cắp dữ liệu và lừa đảo trên internet được kẻ xấu áp dụng, năm 2019 cũng sẽ xuất hiện nhiều thủ đoạn mới. Chẳng hạn năm 2018 rộ hiện tượng lấy cắp tài khoản Facebook thông qua các comment dạo (bình luận), có tới hơn 83% người sử dụng mạng xã hội Facebook đã gặp các comment kiểu này. Kẻ xấu đã dùng các tài khoản Facebook với hình đại diện là các hotgirl xinh đẹp, sexy để comment vào các bài viết hoặc group đông người quan tâm. Các nội dung comment thường rất hấp dẫn, mời gọi như: “chat với em không”, “kết bạn với em nhé”, “làm quen nha anh”… Nếu tò mò bấm vào xem trang cá nhân của tài khoản “bẫy” này, nạn nhân có thể bị lừa mất tài khoản Facebook. Dự báo 2019, thủ đoạn tương tự và tinh vi hơn sẽ được kẻ xấu áp dụng.

Năm 2019 cũng được dự báo gia tăng số lượng lỗ hổng an ninh trong các phần mềm, ứng dụng mới được công bố và đưa vào sử dụng. Trước đó, nhiều lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện trên các phần mềm phổ biến như Adobe Flash Player, Microsoft Windows… và cả trong nhiều dòng CPU của Intel, Apple, AMD... Mặc dù bản vá an ninh đều nhanh chóng được các nhà sản xuất công bố sau khi lỗ hổng xuất hiện, nhưng việc cập nhật bản vá lại chưa kịp thời, thậm chí nhiều năm sau đó vẫn chưa được cập nhật. Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh giải pháp phòng chống mã độc tổng thế, các cơ quan, doanh nghiệp cần trang bị giải pháp kiểm soát chính sách an ninh, đảm bảo các máy tính trong hệ thống cập nhật đầy đủ bản vá lỗ hổng phần mềm để tránh nguy cơ bị khai thác. Người dùng nên bật chế độ tự động update và thực hiện kiểm tra, cài đặt các bản vá cho máy tính của mình.

Đặc biệt, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI có thể xuất hiện trong năm 2019 với phạm vi phá hoại lớn và khó đối phó hơn rất nhiều so với mã độc thông thường. Các mã độc AI ban đầu được phát dưới hình thức những mẫu thử nghiệm nhưng chắc chắn sẽ sớm lan rộng với sự biến hóa gây thiệt hại khó lường. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất của người dùng Internet đến từ mã độc mã hóa tống tiền, mã độc xóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo và tấn công APT. Các loại mã độc này có thể kết hợp nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để tăng tối đa khả năng phát tán, trong đó phổ biến nhất là khai thác lỗ hổng phần mềm, hệ điều hành và qua email giả mạo.

Ngoài ra, tình trạng spam lừa đảo trên Facebook sẽ có nhiều biến tướng, không chỉ với hình thức comment dạo, kẻ xấu có thể sẽ sử dụng triệt để các hình thức khác như chat messenger, mời kết bạn hay tag vào các bài viết, xem chung… Hình thức tung tin đồn thất thiệt về tấn công mạng như vụ việc của Thế giới di động, FPT Shop… nhằm gây hoang mang, trục lợi có thể sẽ gia tăng. Người dùng mạng xã hội cần đề cao cảnh giác hơn nữa với những “chiêu bài” này của kẻ xấu. 

QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top