Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Để Lý Sơn – Sa Huỳnh trở thành Công viên địa chất toàn cầu: “Có một không hai trên thế giới” nhưng vẫn lo...

Thứ Ba 30/04/2019 | 14:36 GMT+7

VHO- Ẩn chứa nhiều di sản địa chất cùng di chỉ văn hóa dưới nước độc đáo, hiếm có, Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh có nhiều triển vọng để trở thành Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC). Tuy nhiên, vẫn còn những “khoảng trống” cần lấp đầy để Lý Sơn – Sa Huỳnh được như kỳ vọng.

Miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới ở đảo Lý Sơn còn khá nguyên vẹn (ảnh lớn), san hô hoá thạch có niên đại 5.000-6.000 năm (ảnh nhỏ)

Những vết tích mảnh vỏ lục địa cổ hình thành cách đây khoảng 1,2 đến 1,5 tỉ năm được các chuyên gia hàng đầu về địa chất trong vàngoài nước phát hiện trong quátrình nghiên cứu, khảo sát ở vùng biển đảo Lý Sơn, Bình Châu (Quảng Ngãi). Vách địa tầng cấu tạo bởi dung nham núi lửa, những dòng chảy nham thạch, mảnh đá bom núi lửa trầm tích cùng nước biển hàng triệu năm trước còn khánguyên vẹn tại các thắng cảnh Hang Cau, chùa Hang, cổng Tò Vò ở huyện đảo Lý sơn.

Độc đáo thế giới

Theo các nhà khoa học, những vết tích địa chất được hình thành từ hoạt động núi lửa cách đây khoảng 12 triệu năm và gần đây nhất là 3.000 năm. Những miệng núi lửa cổđại ở khu vực đỉnh núi Thới Lới, Giếng Tiền vàBãi Sau phun trào hình thành nên đảo Lý Sơn ngày nay. Đảo núi lửa LýSơn còn lưu giữ khá nguyên vẹn tầng địa chất và là khu vực đa dạng di sản địa chất với các lớp địa tầng trầm tích núi lửa độc đáo, hiếm có trên thế giới. Nghiên cứu địa chất ở mũi Ba Làng An xã Bình Châu, huyện Bình Sơn các chuyên gia phát hiện miệng núi lửa cổsâu 4m, họng núi lửa âm rộng 30m2 cùng với nhiều rạn san hô cộng sinh dày đặc trên các đảo đátrầm tích. Với kết cấu địa chất quần thể đábazan, đất đáong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, trầm tích của nham thạch đổtràn thoải dần theo hướng biển kiến tạo địa hình, quang cảnh đẹp.

PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản chia sẻ, vùng biển Lý Sơn – Bình Châu là“công viên” núi lửa lớn. Những dấu tích này làdi sản địa chất hiếm hoi trên thếgiới. “Các trầm tích, địa chất ởđây cho thấy khoảng mươi triệu năm trởlại đây núi lửa khu vực này hoạt động khá mãnh liệt. Các phun trào bazan dạng cột, dạng chảy gặp rất nhiều bờ biển Bình Châu, Ba Làng An. Còn ởLýSơn thì miệng núi lửa cột còn khá nguyên vẹn. Quan sát vách núi lửa do sóng biển phá hủy một phần đểlại trên vách thì thấy hoạt động phun trào đãtừng xảy ra rất nhiều đợt và tạo thành từng lớp”, TS Trần Tân Văn khẳng định.

Không chỉ tầng địa chất, núi lửa cổ và cảnh quan thiên nhiên, hang ngầm trên bờ, vùng biển Bình Châu - Lý Sơn cũng ẩn chứa nhiều di chỉ dưới nước độc đáo. Đó là “nghĩa địa tàu cổ” cómột không hai trên thế giới. Từnăm 1999, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây sáu tàu cổ bị đắm hàng cùng hàng chục nghìn cổ vật, gốm sứ nhiều thế kỷ trước. Hiện vẫn còn nhiều dấu vết của tàu cổ vùng biển Bình Châu, LýSơn đang tiếp tục được khảo sát, thăm dò. Thạc sĩ Trần Lâm, chuyên gia Khảo cổ học dưới nước lý giải, sự tích hợp giữa di sản địa chất và di sản văn hóa dưới nước hình thành một LýSơn – Bình Châu độc đáo, đặc sắc mà chưa có nơi nào trên thế giới có được.

“Sự tích hợp giữa di sản địa chất vàdi sản văn hóa dưới nước nâng giá trị vùng biển Lý Sơn, Bình Châu ngang tầm với các công trình khác trên thế giới. Sự tích hợp này cómột không hai trên thế giới giúp Lý Sơn trở thành CVĐCTC đặc biệt trên thế giới”, chuyên gia khảo cổ học dưới nước phân tích.

“Lấp khoảng trống”

Khảo sát, nghiên cứu thực địa 1.130 địa điểm, vị trí vùng lõi và vùng phụ cận trong phạm vi 4.600 km2 của CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh, các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và các nước Pháp, Nhật, Hàn Quốc đều nhận định CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh có đầy đủ tiềm năng, giá trị về địa chất lẫn văn hóa, khảo cổ học để được UNESCO công nhận là CVĐCTC. Tuy nhiên, vẫn còn đónhững “khoảng trống” cần lấp đầy, tạo diện mạo mới và nâng vị thế giá trị di sản lên tầm quốc tế.

Ông Guy Martini, Tổng Thư ký Chủ tịch hội đồng CVĐCTC, kiêm Tổng thư ký Mạng lưới CVĐCTC cho biết, qua khảo sát có 81 vị trí di sản địa chất, văn hóa, tâm linh, phi vật thể cần bảo tồn và khai thác ngay. Tuy nhiên, việc bảo tồn khai thác chưa thật sự hiệu quả. Di sản địa chất thiên nhiên, văn hóa có sẵn nhưng sau hai năm thực hiện hồ sơ CVĐCTC, Quảng Ngãi vẫn chưa có địa lý chỉ dẫn, giới thiệu điểm vùng địa chất, địa mạo. Các cụm di sản có nhiều thắng cảnh đẹp, bảo tàng tự nhiên về núi lửa, san hô, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh vẫn chưa xây dựng hệ thống thuyết minh, biển bảng giới thiệu cho du khách.

“Nhiều di sản hay di chỉ văn hóa có sẵn phải bảo tồn và khai thác du lịch để phát huy giá trị văn hóa đó. Quảng Ngãi cần thành lập trung tâm thông tin, tổ chức cho cộng đồng tại 81 điểm tham quan để người dân cùng tham gia bảo tồn, khai thác. Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh hoàn toàn có tiềm năng di sản địa chất, văn hóa khảo cổ học lịch sử để trở thành CVĐCTC nhưng phải ưu tiên thực hiện ngay những việc đấy”, ông Guy Martini khuyến nghị.

Một khoảng trống quan trọng mà nhiều chuyên gia, nhà quản lý đề cập là vấn đề môi trường ở CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh. Tại vùng lõi của di sản địa chất, di sản văn hóa dưới nước vùng biển Lý Sơn, Bình Châu và Sa Huỳnh rác thải tràn lan. Vùng biển văn hóa Sa Huỳnh, Bình Châu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nguy cơ tác động đến địa mạo di sản, cảnh quan thiên nhiên. Trong khi đó, chính quyền chưa có giải pháp căn cơ giải quyết dứt điểm vấn nạn rác thải, ảnh hưởng lớn đến vùng địa chất, địa mạo và khó phát huy giá trị di sản.

“Chúng tôi thấy lo ngại khi rác thải vùng ven biển vẫn còn quá nhiều. Cần phải có sự tham gia, hợp tác tích cực của chính quyền, cộng đồng địa phương. Công viên địa chất để phát triển du lịch thì không thể ô nhiễm, phải giải quyết vấn đề này”, PGS.TS Trần Tân Văn nhấn mạnh.

Mở rộng trên diện tích 4.600 km2, CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh cũng đặt ra nhiều vấn đề cho nhà quản lý. Ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, CVĐCTC phải đảm bảo diện tích vùng di sản theo quy định, quy chuẩn của UNESCO. Trong đó vùng lõi có ít nhất 20 di sản có giá trị được công nhận. Việc mở rộng diện tích có thêm nhiều điểm di sản, nâng giá trị tầm vóc của công viên địa chất.

“Vùng lõi của di sản phải được bảo vệ nghiêm ngặt, không cho tác động còn những vùng phụ cận của công viên bao gồm cả khu kinh tế, công nghiệp thì vẫn phát triển thương mại, sản xuất kinh doanh. UNESCO quan tâm là sau khi công nhận CVĐCTC thì đời sống của nhân dân ở vùng lõi, vùng phụ cận mở rộng có phát triển không, người dân hưởng lợi được gì qua việc sản xuất, trồng cây canh tác tiến bộ hơn, thu lợi từ hoạt động di sản. Bản chất của giá trị CVĐCTC là ở đó. Những quy định, quy chuẩn của UNESCO là rất chặt chẽ. Sau khi công nhận CVĐCTC thì người dân, cộng đồng được gì, hưởng lợi gì từ di sản. Nếu không đạt họ sẽ rút lại chứng nhận ấy”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khẳng định. 

NAM MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top