Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Châu Á - “thị trường màu mỡ” của tội phạm công nghệ cao

Thứ Tư 08/05/2019 | 09:56 GMT+7

VHO- Tội phạm công nghệ cao là mối đe dọa đối với mọi ngành công nghiệp cũng như các tập đoàn trên thế giới.

Tỷ lệ tội phạm công nghệ cao tăng mạnh trong năm 2019

Mối đe dọa hàng đầu với các cá nhân và tổ chức

Theo báo cáo từ truyền thông quốc tế, tỉ lệ tội phạm công nghệ cao đã tăng lên tới mức chóng mặt trong đầu năm 2019, dự kiến sẽ gây thất thoát khoảng 2 nghìn tỉ USD, tăng gấp bốn lần so với năm 2015. Tội phạm công nghệ cao là mối đe dọa đối với mọi ngành công nghiệp cũng như các tập đoàn trên thế giới bởi các phần mềm độc hại được phát tán bởi các tổ chức tin tặc hoạt động bài bản không chỉ làm tổn hại đến các dữ liệu bí mật của công ty hay quyền sở hữu trí tuệ mà còn làm hư hỏng hệ thống mạng nội bộ, ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên và gây thất thoát cho doanh thu của các doanh nghiệp.

Phần mềm độc hại ngày nay đã trở nên tinh vi đến mức nó có thể phát hiện và vượt qua các hệ thống bảo mật tiên tiến nhất, tấn công trực tiếp đến cơ sở dữ liệu của công ty hoặc người dùng. Nghiên cứu mới nhất của Insight, thực hiện bởi chuyên gia Hadar Rosenberg được công bố vào ngày 29.4 đã khắc họa một tương lai đảm đạm của ngành dịch vụ tài chính toàn cầu khi nêu rõ hơn 25% các cuộc tấn công của tin tặc có mục tiêu nhắm vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn, nhiều hơn bất cứ ngành công nghiệp nào khác. Trong khi đó, mức tăng hằng năm của số lượng thẻ tín dụng bị xâm phạm là 212%, lượng thông tin bị rò rỉ tăng tới 129% và các phần mềm độc hại tràn lan trên thị trường tăng lên 102%.

Cũng theo nghiên cứu, những con số khổng lồ này thực ra không gây quá nhiều ngạc nhiên. Nhà phân tích Hadar Rosenberg cho biết, trong những năm trở lại đây, các ngân hàng trên thế giới đã trải qua các cuộc tấn công quy mô lớn từ nhiều tổ chức tin tặc một cách thường xuyên và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đồng thời, mức độ nghiêm trọng và tinh vi của các cuộc tấn công cũng gia tăng đáng kể.

Hoạt động công khai và bài bản

Cạnh tranh về đối tượng khách hàng, tìm kiếm nguồn nhân lực và thậm chí săn lùng những người lãnh đạo có năng lực một cách vô cùng công khai và bài bản, chính là điểm chung của các tổ chức tội phạm mạng hoạt động ở thời điểm hiện tại. Với địa bàn bao phủ hầu khắp các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới, các băng nhóm này sẽ nhận bất cứ yêu cầu nào của các đối tác tiềm năng, bao gồm đánh cắp thông tin, phá hủy mạng lưới máy tính nội bộ hoặc lừa đảo để thu về một khoản tiền lớn.

Theo mô tả từ các nhà nghiên cứu của IBM và Google, tội phạm mạng thường chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân và tổ chức bằng hình thức thâm nhập vào hệ thống mạng nội bộ của các tập đoàn hoặc doanh nghiệp, điều tra quá trình hoạt động và đánh cắp nhiều dữ liệu quan trọng của khách hàng. “Nhiều băng nhóm tội phạm công nghệ cao cũng có hình thức hoạt động giống hệt với một công ty thông thường. Họ làm việc trong giờ hành chính, nghỉ cuối tuần và thậm chí có cả những ngày nghỉ lễ”, Caleb Barlow, trưởng phòng Cảnh báo Đe dọa của IBM Security cho biết.

Hầu hết, các tổ chức tội phạm công nghệ cao thường không giống nhau, tuy nhiên vẫn tuân theo một cấu trúc điển hình với hệ thống bao gồm: Một nhà lãnh đạo đóng vai trò tương tự Giám đốc điều hành, giám sát mục tiêu lớn của tổ chức; một nhà quản lý dự án nhằm đảm bảo các kế hoạch tấn công được vận hành trơn tru và hàng loạt các tin tặc.

Theo báo cáo của các chuyên gia tài chính cũng như nhà nghiên cứu trên thế giới, tội phạm mạng hiện có xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ và phức tạp tại châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Chuyên gia Hadar Rosenberg cho biết, Đông Nam Á là một trong những tâm điểm cho sự phát triển của tội phạm công nghệ cao. Bà cũng cho hay, châu Á là khu vực bị tấn công nhiều nhất, đồng thời cũng là địa điểm chính mà tội phạm mạng lưu trữ số tiền đã đánh cắp. Rosenberg đưa ra lời giải thích: “Lý do cho sự tấn công mạnh mẽ nhắm vào khu vực này chính là hệ thống bảo mật lỏng lẻo và thiếu toàn diện so với các nước phát triển. Chính vì vậy, tin tặc thường có xu hướng gửi các khoản tiền đánh cắp được vào những ngân hàng châu Á - các ngân hàng không có đủ khả năng phát hiện và ngăn chặn giao dịch phi pháp”. 

THỤC LINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top