Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Viếp tiếp bài Xem lại trách nhiệm ứng xử với di sản: “Chín người mười ý”

Thứ Hai 13/05/2019 | 10:03 GMT+7

VHO- Để làm rõ hơn trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích văn hóa Sa Huỳnh ngoài trời cũng như Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh (Văn Hóa đã có bài “Khu di tích Sa Huỳnh ngoài trời (Quảng Ngãi): Xem lại trách nhiệm ứng xử với di sản”, số 3250, ra ngày 8.5), chúng tôi đã tìm đến cơ quan chức năng với mong có câu trả lời thỏa đáng.

“Nhiều du khách, nhà nghiên cứu đến đây cũng hỏi về những hiện vật đặc trưng của cư dân Sa Huỳnh như bộ sinh thực khí nhưng ở đây không có.

Để giới thiệu thêm cho khách thì mình đọc thêm kiến thức, tìm hiểu về đời sống, sinh hoạt, tín ngưỡng của cư dân Sa Huỳnh xưa. Không có hiện vật thì mình kể bằng lời thêm cho người tham quan, tìm hiểu”, ông Huỳnh Chí Cường, Phó trưởng phòng phụ trách Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh cho biết.

Dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích khảo cổ Sa Huỳnh với các hạng mục Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh ngoài trời và cụm di tích hố khai quật. Khi thực hiện dự án này, Bộ VHTTDL mong muốn nơi đây trở thành Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh không chỉ riêng của Quảng Ngãi mà cả khu vực miền Trung. Nơi đây sẽ trưng bày các hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa cổ ven biển miền Trung, là trung tâm nghiên cứu, kết nối các nhà khoa học đam mê văn hóa Sa Huỳnh.

Là người xây dựng đề án, đề cương khu bảo tồn văn hóa Sa Huỳnh ngoài trời, TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi cho biết, đề án được duyệt năm 2006 do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (BQLDA) thi công. Khu di tích nằm ở vùng lõi, hội tụ tất cả giá trị văn hóa Sa Huỳnh. Sau khi hoàn thành, khu di tích phát huy, gìn giữ giá trị chuỗi văn hóa này. “Việc trưng bày ảnh nhiều, ít hiện vật là do BQLDA bởi liên quan đến kinh phí. Họ cơ cấu số tiền, kinh phí để mình thực hiện trưng bày. Họ đặt hàng bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, chúng tôi chỉ có ý kiến về góc độ quản lý nhà nước. Khi BQLDA triển khai, thực hiện là theo thiết kế của họ”, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.

TS Đoàn Ngọc Khôi cũng cho biết, theo đề cương khu di tích Sa Huỳnh ngoài trời sẽ đưa hiện vật Sa Huỳnh ở các nơi về trưng bày. Tuy nhiên do không có cơ chế chuyển giao cổ vật giữa các địa phương, bảo tàng nên Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi chỉ trưng bày số ít hiện vật có sẵn. Lý giải về các hố di tích khai quật còn sơ sài, ông Khôi cho biết “tôi cũng đã nói bên BQLDA phải bổ sung các biển dẫn, đường vẽ mô tả vùng khai quật khảo cổ, đồng thời trưng bày ảnh, gốm, chum khai quật từ nhiều năm trước để du khách tham quan, nghiên cứu. Tôi đã kiến nghị nhưng không thấy thực hiện, không đạt như mong muốn”.

Tuy nhiên đại diện BQLDA dự án lại khẳng định, trách nhiệm này là do ngành văn hóa, bảo tàng tỉnh, đơn vị chuyên môn đảm trách. Ông Võ Thành Trung, Phó Giám đốc BQLDA cho rằng, dự án do Sở VHTTDL làm chủ đầu tư, BQLDA chỉ thi công xây dựng cơ bản. Sau khi đơn vị này thiết kế, Bộ, ngành và Sở, ngành của tỉnh Quảng Ngãi phản biện, góp ý điều chỉnh theo đề cương trưng bày, công năng và yêu cầu của ngành văn hóa. BQLDA xây dựng theo quyết định phê duyệt cuối cùng của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đề cương trưng bày, sưu tầm hiện vật, hồ sơ trưng bày, đề dẫn thuyết minh cũng do Sở VHTTDL, Bảo tàng tỉnh thực hiện.

“Tất cả các ý kiến cũng như thiết chế văn hóa ở khu di tích trưng bày ngoài trời do Sở trình và thống nhất, còn đổ trách nhiệm cho BQLDA là chưa chuẩn. Bên Sở, bảo tàng yêu cầu trưng bày, bố trí thế nào thì chúng tôi thiết kế, thi công theo đề cương đó. Các bước triển khai đều phải được sự đồng ý của ngành văn hóa từ cấp Bộ, Cục đến Sở. Phê duyệt như thế nào, chúng tôi làm như vậy. Thực tế thiết chế trưng bày là do bảo tàng tỉnh thực hiện, BQLDA ký hợp đồng với bảo tàng thực hiện sưu tầm, trưng bày hiện vật”, ông Trung khẳng định. Đại diện BQ DA cũng cho rằng, cụm di tích hố khai quật ngoài trời được thực hiện đúng hồ sơ thiết kế, theo đề cương phê duyệt. “Công trình đã đưa vào hoạt động, công việc của BQLDA đã hoàn thành. Còn chuyện thực hiện chức năng nhà trưng bày là do Sở VHTTDL Quảng Ngãi có trách nhiệm quản lý, phát huy giá trị dự án này chứ không thể nói BQL được”, ông Trung nói thêm.

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi thừa nhận khu di tích mô tả các tầng văn hóa, quần thể văn hóa Sa Huỳnh rộng lớn nhưng hiện vật khai quật và đưa đi nơi khác nên không còn gì để trưng bày. “Dự án triển khai trước khi tôi về. Khi tôi nhận nhiệm vụ thì xong rồi nên không ý kiến gì được. Quần thể văn hóa Sa Huỳnh rộng lớn, khu vực di tích Long Thạnh thì sau khi khai quật hiện vật đưa đi hết rồi nên không còn gì để trưng bày. Muốn bổ sung thuyết minh, bảng chỉ dẫn mô tả ở khu di tích ngoài trời thì phải có dự án mới, phức tạp chứ không đơn giản”, ông Trí khẳng định. 

NAM MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top