Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Quản lý tour giá rẻ tại Đà Nẵng:Không thể chủ quan

Thứ Sáu 17/05/2019 | 09:51 GMT+7

VHO- Tác động tiêu cực từ việc tìm kiếm doanh thu từ mua sắm hàng hóa dịch vụ ngoài tour để bù đắp chi phí tổ chức tour đã gây áp lực cho công ty lữ hành, hướng dẫn viên và công tác quản lý điểm đến. Một số cơ sở mua bán hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng với giá cao hơn thực tế, phát sinh giao dịch ngoại tệ và thanh toán trái phép qua máy POS hoặc ứng dụng (Alipay, Wechatpay…), không qua ngân hàng, gây thất thu thuế. Đây là những thực trạng đang tồn tại trong hoạt động du lịch của TP Đà Nẵng.

 Khách du lịch Trung Quốc tại Đà Nẵng

Là điểm đến có sức hút đặc biệt của khách quốc tế, chủ yếu qua các chuyến bay theo hình thức thuê chuyến (charter). Năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 7,66 triệu lượt, tăng 15,5% so với năm 2017. Trong đó, riêng thị trường khách Trung Quốc ước đạt 763.331 lượt, tăng 31,6% so với năm 2017, chiếm 26,55%.

Thực trạng khai thác tour giá rẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào hai thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 310 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 45 đơn vị khai thác khách thị trường Trung Quốc và 41 đơn vị khai thác khách thị trường Hàn Quốc. Vào mùa cao điểm, nhu cầu du lịch tăng cao, các công ty gửi khách không cần giảm giá tour đến mức thấp nhất, nhưng ngược lại, vào mùa thấp điểm, những tour này lại góp phần bổ sung một lượng khách nhất định, đảm bảo duy trì ổn định các đường bay, duy trì hiệu suất khai thác của chuỗi các dịch vụ tại điểm đến, giảm bớt khoảng cách khác biệt giữa mùa cao và thấp điểm trong ngành du lịch.

Theo đánh giá của Sở Du lịch Đà Nẵng, các tour giá rẻ góp phần tác động tích cực của việc phát triển dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân (khoảng 43.614 lao động làm việc trong các lĩnh vực du lịch). Chỉ tính riêng tại chợ Hàn mỗi ngày có khoảng 600-800 khách đến tham quan, mua sắm, doanh thu năm 2018 của các hộ kinh doanh tại đây đạt hơn 500 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm CLB Lữ hành khai thác khách thị trường khách Hoa ngữ bày tỏ lo ngại cơ quan chức năng quản lý thị trường khách này còn chưa chặt chẽ. “Đáng lo nhất là những tour nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam, họ khai thác triệt để lượng khách du lịch của những doanh nghiệp lữ hành Hoa ngữ địa phương”, ông Hùng nói.

Ông Phan Anh Trí, Cty du lịch Ziontour (chuyên đón khách Trung Quốc, Đài Loan) cho rằng, sự tác động của “tour 0 đồng” với những dịch vụ “tự cung” khép kín của đoàn khách Trung Quốc từ quản lý, hướng dẫn viên, khách sạn, mua sắm… là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp thuần Việt trở nên khó khăn. Theo ông Trí, nếu quản lý chặt chẽ các hoạt động này sẽ là cách tạo đà cho doanh nghiệp lữ hành Việt Nam được cạnh tranh lành mạnh, thu hút nguồn khách chất lượng cao.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, với tour du lịch giá rẻ, thị trường khách nội địa sẽ gặp khó khăn, dẫn đến việc cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh về giá để gia tăng thu hút nguồn khách. Hiện nay, một số doanh nghiệp tại Đà Nẵng có một số chương trình tour nội địa kết hợp mua sắm đặc sản tại một số cơ sở chuyên phục vụ khách nội địa, các cơ sở mua sắm công khai, chưa xảy ra các tiêu cực về giá, chất lượng hàng hóa đảm bảo. “Tuy nhiên về xu hướng có khả năng xuất hiện trong tương lai, ngay tại quốc gia láng giềng Trung Quốc hiện nay, bên cạnh hình thức kinh doanh tour giá rẻ từ Trung Quốc đi nước ngoài, đối với tour nội địa giá rẻ tại Trung Quốc cũng đang diễn ra mạnh mẽ và nhiều tiêu cực, môi trường du lịch bị ảnh hưởng. Vì vậy, thành phố sẽ chủ động trong việc kiểm soát, ngăn chặn việc các doanh nghiệp lữ hành nội địa tại Đà Nẵng chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng trên và áp dụng tại Đà Nẵng trong thời gian tới”, ông Bình nói.

Để thu hút nguồn khách có chất lượng cao, nâng cao mức chi tiêu của du khách, trong năm 2018, Sở Du lịch Đà Nẵng đã tích cực triển khai đại diện du lịch Đà Nẵng tại Hàn Quốc, Trung Quốc và triển khai các giải pháp Chuẩn hóa ngành du lịch với tiêu chí: “Chuẩn lưu trú”, “Chuẩn hướng dẫn viên”, “Chuẩn sản phẩm dịch vụ”, “Chuẩn môi trường du lịch”… Đồng thời nhằm đảo bảo môi trường du lịch an toàn. Trong năm 2018, Thanh tra Sở Du lịch đã tiến hành kiểm tra và xử phạt 10 đơn vị vi phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành với số tiền 86 triệu đồng; xử phạt 38 người nước ngoài hướng dẫn du lịch trái phép với số tiền 687,5 triệu đồng (23 người Trung Quốc và 15 người Hàn Quốc), hủy thị thực buộc xuất cảnh và đưa vào diện công tác quản lý của công an; xử phạt 43 trường hợp về hoạt động hướng dẫn của người Việt Nam với số tiền 169,4 triệu đồng vi phạm hoạt động hướng dẫn du lịch tại khu điểm du lịch. 

MINH CHÂU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top