Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Say” với những điệu múa truyền thống của các dân tộc thiểu số biên giới Việt- Lào

Thứ Bảy 18/05/2019 | 23:28 GMT+7

VHO- Hàng trăm nghệ nhân, diễn viên của các dân tộc thiểu số thuộc 9 tỉnh vùng biên giới Việt- Lào đã có những tiết mục biểu diễn làm “say” lòng người.

Trong khuôn khổ Ngày hội VHTTDL các dân tộc thiểu số (DTTS) các tỉnh biên giới Việt – Lào khu vực miền Trung- Tây Nguyên năm 2019, tối 18.5, tại quảng trường huyện A Lưới đã diễn ra chương trình Biểu diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc.

32 tiết mục biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ 9 tỉnh vùng biên giới (5 tỉnh của Việt Nam và 4 tỉnh của nước bạn Lào) đã làm “say” lòng khán giả. Thông qua những tiết mục nghệ thuật, các địa phương đã giới thiệu đến người xem những nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc mình; quảng bá những giá trị truyền thống tốt đẹp của các DTTS của Việt Nam đến nước bạn Lào. Và ngược lại, những đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ 4 tỉnh của Lào có chung đường biên giới (gồm: Attapư, Sê-kông, Salavan, Savanakhet) cũng đã “khoe” nhiều điệu múa hát đặc sắc của mình tại đêm diễn.

Hát múa Tây Giang đại ngàn biên cương của đoàn Quảng Nam

Ông Sengpheth Loungsolivan, Trưởng đoàn nghệ thuật của tỉnh Salavan (CHDCND Lào) cho biết: Đây là lần đầu tiên chúng tôi được tham gia các chương trình của Ngày hội VHTTDL các DTTS vùng biên giới Việt- Lào, và cảm thấy rất vinh dự, tự hào. Đêm nay, đoàn nghệ thuật ctỉnh Salavan giới thiệu đến bạn bè Việt Nam điệu hát múa truyền thống của dân tộc Tà Ôi tại Lào, chuyển tải nội dung về những nét đẹp trong thu hoạch mùa màng của vùng đất chúng tôi.

Điệu múa về thu hoạch vụ mùa của người Tà Ôi ở Lào do các diễn viên đến từ Salavan biểu diễn

Văn hóa dân tộc H'Re (tỉnh Quảng Ngãi) được giới thiệu đến công chúng với những lời hát, điệu múa đặc sắc

Trong khi đó, tỉnh Quảng Trị đã đưa đến đêm diễn bộ trang phục cưới truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Những cô thiếu nữ đến từ Savanakhet (Lào) trong điệu hát múa

Đoàn Savanakhet gửi đến cộng đồng các DTTS vùng biên giới Việt- Lào điệu hát múa Phob phuon huam hob thi Thừa Thiên Huế

Những thiếu nữ Co-tu (Quảng Nam) khoe điệu múa đẹp

Đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Nam biểu diễn múa Khát vọng vùng cao

Điểm gây ấn tượng đến đông đảo người xem là chương trình trình diễn trang phục của người Cơ-tu (Quảng Nam).

 Từ trang phục thời xa xưa bằng lá cây (như trong hình) 

...đến những bộ trang phục truyền thống có những cách tân phù hợp với thời đại ngày nay

Trong khi đó, Thừa Thiên Huế giới thiệu đến người xem điệu múa trong lễ hội Aza Koonh của đồng bào Pa Cô, Tà Ôi của huyện A Lưới.

Hiện nay, Sở VHTT tỉnh đang phối hợp với huyện để xây dựng hồ sơ cho lễ hội này trình Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

 Điệu hát Ru Y con (dân ca Tà Ôi) cũng được nghệ nhân trình diễn đầy cảm xúc.

SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top