Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đưa phù điêu thời mỹ thuật Đông Dương bị "mắc kẹt" tới công chúng: Chỉ mới “giải cứu”... bằng phiên bản

Thứ Hai 14/10/2019 | 10:48 GMT+7

VHO- Triển lãm “Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội – nửa đầu thế kỷ XX” đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đã giới thiệu đến công chúng trên 200 tài liệu, hiện vật  là các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc.

Một phần phiên bn của bức phù điêu bị “mắc kẹt” được đưa tới công chúng

Trong đó, điểm nhấn được giới chuyên môn và công chúng yêu nghệ thuật quan tâm là phiên bản bức phù điêu đã tồn tại gần một thế kỷ bên hông tòa nhà của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương) của Georges Khánh và Vũ Cao Đàm.

Công trình phù điêu đồ sộ bậc nhất ở Đông Dương 

Đến triển lãm, nhiều người trong nghề và công chúng mong muốn nhìn lại các thành tựu của mỹ thuật Đông Dương, nhưng lại đặc biệt chú ý tới phiên bản của những bức phù điêu khổng lồ nằm trên bức tường phía sau nhà dạy hình họa của Trường Mỹ thuật Việt Nam, cũng là ngôi nhà còn sót lại của Trường Mỹ thuật Đông Dương xưa.

Mỹ thuật Đông Dương đã mở ra bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điêu khắc trang trí kiến trúc, mở đầu với ba bức phù điêu phía sau giảng đường chính do các nhà điêu khắc thế hệ đầu tiên của trường gồm Georges Khánh, Vũ Cao Đàm và Lê Tiến Phúc thực hiện dưới sự chỉ đạo của GS Charles Jean Christian vào năm 1930. Phù điêu với chiều dài 39m, cao 2m để chuẩn bị cho trang trí sảnh lớn của Cung Đông Dương (tại Đấu xảo Thuộc địa quốc tếParis năm 1931). Bức phùđiêu Nông nghiệp (Vũ Cao Đàm), Ngư nghiệp (Georges Khánh) và Công thương nghiệp (Lê Tiến Phúc) đã tái hiện những cảnh đời bình dị, cần lao của người dân Việt Nam bằng phong cách khoáng đạt, hồ hởi. Sau gần 90 năm, các bức phù điêu này vẫn là công trình đồ sộ bậc nhất ở Đông Dương, là khúc tráng ca hào hùng tôn vinh vẻ đẹp con người Việt Nam trong lao động sản xuất. Dù vậy, các bức phù điêu này đang bị “mắc kẹt” giữa bức tường phía Bộ Công an, nên dù đã từng được nghe nói tới, nhưng không mấy người được trực tiếp ngắm nhìn chúng.

Phiên bản phù điêu do ba họa sĩ, nhà nghiên cứu gồm Trần Hậu Yên Thế, Vũ Xuân Đông và Đinh Văn Trọng thực hiện. Nói về ý tưởng thực hiện “lại” tác phẩm, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế cho biết: “Dư luận đã lên tiếng, công chúng quan tâm về việc “giải cứu” những bức phù điêu này, và chúng tôi thấy phải làm sao để cho mọi người thấy được hình hài tác phẩm quan trọng đó. Không thể chụp ảnh được do bị vướng các bức tường nên chúng tôi đi đến quyết định là càng sớm càng tốt phải làm được phiên bản, phục dựng trên nguồn tư liệu chụp cận cảnh vàmày mò từ những góc chụp ghép dần vào. Sau đó có nhà điêu khắc Đoàn Văn Bằng và nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi ở Pháp gửi những bức ảnh chụp khi những tòa nhà mới xây xong. Cũng may là anh Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cũng quan tâm tới một tác phẩm của Hà Nội đã có 90 năm nay và hỗ trợ ít kinh phí để phục dựng”.

 Các nghệ sĩ đang trong quá trình hoàn chỉnh phiên bản của một phần bức phù điêu

Họa sĩ Vũ Xuân Đông cũng cho biết: “Thời gian sưu tầm tư liệu đã rất lâu và từ các nguồn khác nhau bởi đây là phù điêu của những nhà điêu khắc giỏi, nổi tiếng thế hệ đầu. Chúng tôi vừa thực hiện vừa là học hỏi tiền nhân, cố gắng khôi phục tương đối giống để cho mọi người có cơ hội được nhìn thấy di sản”.

Thẩm định giá trị tác phẩm để có hướng bảo tồn

Trong quá trình thực hiện, các nghệ sĩ quyết định làm phiên bản thu nhỏ vì kích thước thật của phùđiêu rất lớn, không có xưởng để làm và khó trưng bày. Quá trình làm tương đối thuận lợi vì nghệ sĩ có nghề và hiểu về điêu khắc trang trí thời kỳ này. Khoảng một tháng, bức Ngư nghiệp đã hoàn thành, bức Nông nghiệp mới dừng ở công đoạn làm đất, phù điêu Công thương nghiệp thì khó phục dựng bởi không có tư liệu gốc, tư liệu ảnh có được thì manh mún vì khó tiếp cận quá do sát tường. Sắp tới nhóm sẽ tìm nguồn tài trợ để đổ khuôn phùđiêu Nông nghiệp của nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm, giúp công chúng có thể thấy phiên bản của các tác phẩm giá trị này.

Nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế cho biết thêm: “Nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm là nhà điêu khắc có tâm với văn hóa dân tộc. Khi Bác Hồ sang Pháp năm 1946, Vũ Cao Đàm làmột trong những người nặn tượng Bác Hồ sớm nhất. Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng uy tín trên thế giới và khi tôi sang Pháp, họ đánh giá cao tác phẩm của ông, dù kích thước nhỏ nhưng giá rất đắt. Do vậy, để các bức phù điêu trong tình trạng như thếnày, không hỏng, nhưng quá lãng phí kiệt tác”.

Ba phù điêu vừa được nhắc ở trên được thiết kế và lắp dựng ngay sát đường Trần Quốc Toản (Hà Nội) để trên con đường mọi người đi qua có thể nhận thấy nhịp điệu các tác phẩm, nhưng nay bị bó cứng trong các lớp bê tông lạnh lùng. Trong điều kiện như vậy, các phiên bản phù điêu là một nửa chặng đường để di sản đến được với công chúng. Tuy nhiên, theo các nghệ sĩ, chúng ta cần một chính sách để cởi mở cho các tác phẩm, và không có gì mỹ mãn hơn là mở thông đoạn cuối con đường Trần Quốc Toản nối ra đường Lê Duẩn. 

 Tôi hy vọng trong tương lai, một hội đồng chuyên môn sẽ được thành lập, thẩm định giá trị của bức tranh này, từ đó có hướng bảo tồn... Nhiều nghệ sĩ thế hệ chúng tôi mong muốn con đường sẽđược khai thông và qua vài năm nữa, ngôi nhà cũng như các bức phù điêu tròn 100 năm tuổi, theo Luật Di sản văn hóa chng ta phải có ứng xử có văn hóa với nó.”

(Nhà nghiên cứu mỹ thuật truyền thống TRẦN HẬU YÊN THẾ)

 

 Triển lãm “Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội – nửa đầu thế kỷ XX” do Bảo tàng Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Hà Nội phối hợp tổ chức, diễn ra đến ngày 15.3.2020. Triển lãm giới thiệu đến công chúng về một giai đoạn vàng son của mỹ thuật Việt Nam, sự chuyển mình từ nền mỹ thuật dân gian truyền thống sang nền mỹ thuật phương tây hiện đại kết hợp với mỹ thuật truyền thống Việt. Triển lãm gồm 3 phần: Giao thoa văn hóa; Trường Mỹ thuật Đông Dương 1924 – 1945; Mỹ thuật ứng dụng. Các hình ảnh, tư liệu, hiện vật đãnêu bật thành tựu của mỹ thuật Việt Nam là sự kết hợp nhuần nhuyễn của hội họa, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng, là một cuộc cách mạng thẩm mỹ quan trọng vào đầu thế kỷ XX.

 

NGỌC HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top