Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Góc khuất sau những căn biệt thự bạc tỉ

Thứ Năm 31/10/2019 | 18:25 GMT+7

VHO-Để có tiền về xây biệt thự, mua xế sang, nhiềù người ra nước ngoài lao động “chui”phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt, thậm chí cả tính mạng.

Hành trình đi đến với xứ “thiên đường” trời Âu bằng con đường bất hợp pháp được kể qua câu chuyện của những người may mắn trở về đầy chông gai và rùng rợn.

“Một là đổi đời hoặc là bỏ mạng”

Sở hữu căn biệt thự hơn vài tỉ đồng, với những tiện nghi gia dụng đắt tiền từ những chuyến “vượt biên” sang trời Âu lao động và trở về nhưng khi nói đến chuổi ngày sống chui lủi ở “thiên đường” trời Âu anh Phạm Văn C. (SN 1969) ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) không khỏi rợn người.

Đi XKLĐ “chui” như một canh bạc với người dân và chứa đầy rủi ro, đau thương mất mát

“Nếu được cho 100.000 USD để đi lại con đường năm xưa thì tôi thà ở nhà chứ không đi lại nữa. Bởi vì nó quá khổ và tôi sợ sẽ không có cơ hội sống sót...”, anh C. nói.

Anh C. kể rằng, để sang được các nước châu Âu chỉ có hai con đường duy nhất là đi xuất khẩu lao động hợp pháp ở các nước đã hợp tác lao động với Việt Nam hoặc mạo hiểm vượt biên để lao động chui. Tuy nhiên, ở các nước xuất khẩu hợp pháp như Ba Lan, Rumani, Nga... thường thu nhập không cao. Vì vậy, sau khi hết hợp đồng họ bỏ trốn ra ngoài lao động “chui” rồi tìm cách sang Anh nơi được coi là “thiên đường” về thu nhập cao.

Với những người nhập cư sang Anh trái phép thì theo hai cách đó là cách RƠM và cách VIP. Cách VIP là thuê người dẫn đi bằng cách họ sẽ soi hàng hóa trong container nào đi Anh rồi khi đêm đến sẽ mở container cho mình chui vào. Khi may mắn vượt qua trạm kiểm soát biên giới, sang đến đất Anh thì tài xế VIP sẽ dừng ở một cây xăng hay một trạm nghỉ chân để cho những vị khách quá giang xuống. Còn cách “RƠM” là tự mình chạy theo các xe container phủ bạt, nhảy lên xe rồi chui vào bên trong…

Trong khi vụ 39 người chết trong xe contener ở Anh đang được các nhà chức trách xác minh làm rõ thì các gia đình nghi là có con em họ trong đó nhiều ngày nay hoang mang, thức trắng đêm ngóng chờ tin

“Cách thứ nhất thì tốn kém hơn, nhưng lại khá an toàn; còn cách thứ 2 không tốn kém nhưng lại rất nguy hiểm và rất dễ nhầm xe có hàng đi sang nước khác. Có khi đến sang được nước Anh nhưng mất mạng lúc nào thì không hay”, anh C. cho biết.

Theo anh C., nếu có đủ may mắn để sống sót và lành lặn đặt chân xuống đất Anh thì cuộc sống cũng rất vất vả chẳng khác nào địa ngục. Phải làm đủ việc chui lủi trong các nhà hàng, tiệm nail và chủ yếu là làm trong trại trồng “cỏ” (cần sa) bất hợp pháp. “Những người làm việc ở đây thì xác định có được đồng tiền gửi về cho gia đình nhưng không hẹn được ngày bởi sự giám sát chặt chẽ của người thuê làm việc bất hợp pháp. Họ đi xác định hi sinh cho cả gia đình để có đồng tiền gửi về…”, anh C. cho biết.

Góc khuất sau những căn biệt thự

Nhờ XKLĐ mà nhiều làng quê ở Hà Tĩnh dần "thay da đổi thịt". Nhiều căn biệt thự bạc tỷ, nhiều xe sang… cũng được mọc lên từ những đồng tiền đi XKLĐ gửi về.

Tuy nhiên phía sau những căn biệt thự này đã kéo theo nhiều hệ lụy. Thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, con cái sinh ra thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ, hạnh phúc gia đình cũng ly tan. Nhìn những căn biệt thự, ngôi nhà như villa nhưng bên trong lại thật hiu quạnh vì không có thanh niên hoặc phụ nữ trung niên.

Một góc cảnh vùng quê xã Thiên Lộc – địa phương được xem là có nhiều người đi XKLĐ

Cụ Võ Thị N. ở thôn Trường Sơn, xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc ngậm ngùi: “Ngày xưa nghèo khổ, ăn khoai, ăn sắn nhưng có con cái bên cạnh, nay ở nhà lầu, tiện nghi đủ cả, nhưng con cái đi nước ngoài hết. Nhớ chúng quay quắt, không có một bữa cơm sum vầy tử tế. Mấy đứa con của tui đều rời nhà đi xuất khẩu lao động”.

Ông Võ Tá Lương, Trưởng thôn Trường Lộc, xã Thiên Lộc thông tin: Trong thôn hầu như nhà nào cũng có người đi làm ăn ở nước ngoài. Ít thì 1 người, bình thường cũng 3,4 người. “Nói thật là đi xuất khẩu lao động cực lắm, nhưng đồng lương cao nên làng mới thoát nghèo. Trong làng hiện chỉ toàn là người già với trẻ em, thanh niên đã đi hết để kiếm kế mưu sinh”, ông Hồng nói.

Chị T.T.N. một người xã Thanh Lộc kể, chị lấy chồng đã 15 năm nhưng 2 vợ chồng chỉ thường gặp nhau qua điện thoại. Cưới xong ở với nhau được mấy tháng, khi chị mang bầu thì chồng đi Anh Quốc làm thuê đến nay chồng thường xuyên gửi tiền về xây nhà, mua sắm đầy đủ tiện nghi nhưng chưa được gặp lại chồng. Đứa con năm nay cũng 12 tuổi rồi nhưng chưa được gặp cha một lần.

“Ở đây, nhiều gia đình hoàn cảnh lắm. Vợ chồng mỗi người một nơi nên chuyện con cái cứ hiếm dần. Có anh M., khi đi thì con mới học mầm non, lúc anh về thăm nhà, con đã xong lớp 12, đang làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Con không nhận ra mặt cha...”, chị N. kể.

Hiện tại xã Thiên Lộc có 8.300 nhân khẩu thì có khoảng 1300 lao động đang làm việc ở nước ngoài trong đó có 704 người đi XKLĐ theo dạng “chui”. Họ ra nước ngoài làm đủ nghề như: giúp việc nhà, rửa chén bát, phục vụ quán ba, làm Nail, trồng “cỏ”… nên cuộc sống của những lao động này đành chấp nhận theo kiểu “vợ xa chồng, mẹ xa con”…

Rời ngôi làng với những căn biệt thự bạc tỷ nhiều người không khỏi xót xa khi những tiếng khóc than thảm thiết của những người cha, người mẹ già cứ vang vọng nỗi u buồn thê lương khi có con em nghi là nạn nhân trong số 39 người tử nạn trong chiếc xe container ở Anh vừa qua khiến nhiều người không khỏi cầm được nước mắt.

THÂN BA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top