Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Giữ giá trị truyền thống của gia đình Việt

Thứ Sáu 01/11/2019 | 12:09 GMT+7

VHO- Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ anh chị em chiếm một vị trí đặc biệt. Ở đây vừa có quan hệ trên dưới (anh chị em), vừa có quan hệ bình đẳng (đều là con) nên mối quan hệ này phong phú hơn các mối quan hệ khác.

Gia đình hoà thuận sẽ mang đến niềm vui cho các thành viên (Ảnh dự thi "Mái ấm gia đình Việt" do Báo Người Hà Nội tổ chức)

Giá trị của gia đình trong xã hội hiện đại

Cuộc sống hiện nay đã biến đổi sâu sắc so với ngày xưa, nhất làkhi có mạng Internet ra đời. Trong vòng hơn 30 năm trở lại đây, xã hội Việt Nam đã có nhiều đổi thay, đặc biệt làkhi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN, hội nhập toàn diện vào một thế giới rộng mở. Nền kinh tế thị trường phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất vànhững mối quan hệ mang màu sắc quốc tế; đời sống văn hóa, tinh thần cũng có nhiều thay đổi. Một thiết chế xã hội phổ quát vàbền vững làgia đình cũng có những thay đổi lớn dễ dàng nhận thấy. Đó làviệc gia đình nhiều thế hệ ít đi, gia đình hạt nhân tăng lên, gia đình hỗn hợp xuất hiện ngày càng nhiều, gia đình không đầy đủ (không có bố, hoặc mẹ) cũng gia tăng nhanh chóng, gia đình có yếu tố nước ngoài không ngừng tăng lên… Việc các loại hình gia đình càng ngày càng phong phú khiến các mối quan hệ giữa các thành viên cũng có nhiều điều mới mẻ. Do vậy, việc tạo ra môi trường để các giá trị truyền thống của gia đình Việt phát huy tác dụng làđiều cần thiết. Gia đình lànơi con người sinh ra, lớn lên, lĩnh hội những giá trị văn hóa đạo đức cơ bản nhất; do vậy, gia đình cần phát triển ổn định, bền vững, giữ được giá trị truyền thống thì mới làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển phồn vinh của đất nước.

Việc đưa ra bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm góp phần xác định vàtừng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực, giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế. Điều này làcần thiết để củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường đã bắt đầu phát triển vàthể hiện những quy luật khách quan của mình. Về nguyên tắc, giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, đi kèm với việc tăng trưởng kinh tế làsự phức tạp trong quan hệ xã hội. Khi sức mạnh của đồng tiền được đề cao, ở một khía cạnh nào đó, đời sống văn hóa, tinh thần bị ảnh hưởng, đây đó xuất hiện sự xuống cấp về đạo đức, xuất hiện nhiều hành vi bạo lực. Trong bối cảnh như vậy, việc thực hiện những tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường.

Hòa thuận, chia sẻ phải là điểm nhấn

Bộ tiêu chí ứng xử được soạn thảo dựa trên Hiến pháp, các bộ luật vàgiá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc ta nên nó đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Tiêu chí ứng xử được áp dụng cho các thành viên trong gia đình (theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân vàgia đình số 52/2014/QH13) bao gồm: Vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bànội, ông bàngoại; cháu nội, cháu ngoại. Trong các tiêu chí ứng xử chung, tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ được chọn làm các điểm nhấn. Còn trong tiêu chí ứng xử giữa anh, chị, em: hòa thuận, chia sẻ được chọn làm điểm nhấn. Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể: Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị; Cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Rõ ràng, mối quan hệ anh chị em đa chiều nên rất phong phú, đa dạng, giàu cảm xúc. Sống trong những mối quan hệ này, con người trở nên linh hoạt, tinh tế, đầy trách nhiệm. Chính vì vậy màtrong kho tàng tục ngữ, ca dao có rất nhiều châm ngôn, danh ngôn sâu sắc về quan hệ anh chị em. Tục ngữ vốn ít chữ, nhiều nghĩa vàkhúc chiết. Câu tục ngữ “Máu trên nhỏ máu dưới” nói lên quan hệ huyết thống anh em bền chặt. Tương tự câu “Chị ngã, em nâng” chỉ có 4 chữ nhưng đã tạo nên hình ảnh rất cảm động. Ca dao với đặc trưng câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ lại có vần, có điệu nên dễ nhớ đã phản ánh sinh động về quan hệ anh, chị, em. Nếu như câu ca dao: “Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” làmột lời tâm sự tỉ tê, một lời khuyên chân thành về cách ứng xử thì câu “Anh em trên kính, dưới nhường/Là nhà có phúc, mọi đường yên vui” đưa ra cách đánh giá giá trị của cách ứng xử tốt đẹp, đúng đạo lý.

Từ xa xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta có truyền thống xem trọng huyết thống, xem trọng tình cảm anh em. Dù trong hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt vẫn luôn lànhững người đầu tiên quan tâm, lo lắng cho nhau. Mối quan hệ anh em được xác định bằng nhiều tiêu chí nhưng điểm nhấn của mối quan hệ này là Hòa thuận, Chia sẻ, Nhường nhịn.

 HÀ NHUNG

Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) thực hiện

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top