Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khi người dân mua thuốc không cần đơn

Thứ Hai 04/11/2019 | 11:05 GMT+7

VHO- Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn đa kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Thậm chí có nhiều loại vi khuẩn đã đề kháng đến 90% các loại kháng sinh đặc trị, điều này gây ra nhiều thách thức không nhỏ trong công tác điều trị các bệnh truyền nhiễm.

 Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn dẫn đến nhiều thách thức trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

 Đây là thông tin được các bác sĩ đầu ngành, các nhà khoa học nêu ra tại hội thảo khoa học “Thách thức mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm” vừa mới diễn ra tại TP.HCM.

Vì đâu vi khuẩn kháng thuốc đến 90%?

Theo một nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, trong vòng 3 năm từ 2016-2018 có 5 loại vi khuẩn thường gặp nhất có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao là A. baumannii, E.coli, S.aureus, K.pneumoniae, P.aeruginosa. Đặc biệt trong số 5 loại vi khuẩn nói trên thì loại vi khuẩn A.baumannii đã kháng thuốc đối với hầu hết các loại kháng sinh. Tỷ lệ đề kháng này tăng dần qua các năm và đến năm 2018 thì đề kháng trên 90% với hầu hết các loại kháng sinh, thậm chí kháng luôn cả loại kháng sinh Carbapenem. Đây là dòng kháng sinh có tác dụng lớn nhất luôn được ưu tiên dùng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn như K.pneumoniae đã kháng thuốc đến 30% đối với kháng sinh Carbapenem. Riêng các loại trực khuẩn gram âm B.pseudomallei, V.vulnificus… dù xuất hiện với tỷ lệ thấp và tỷ lệ đề kháng kháng sinh thấp song gây ra nhiễm khuẩn huyết và các viêm mô tế bào nghiêm trọng. TS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng cao là do tỷ lệ người dân mua thuốc không cần đơn của bác sĩ ở nông thôn lên đến 91% và 88% ở thành thị về tự điều trị. Ngoài ra, 50% sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện do bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh không hợp lý như: chọn sai kháng sinh, dùng kháng sinh đã bị đề kháng hoặc sử dụng kháng sinh quá mức…

Thách thức về điều trị các bệnh truyền nhiễm

Đề cập về tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng, TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cảnh báo, với tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn ngày càng tăng lên như hiện nay đã đặt ra những thách thức to lớn trong công tác điều trị các bệnh truyền nhiễm. Bởi lẽ có nhiều loại vi khuẩn đã đề kháng trên 90% các loại kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với Colistin.

Trước thực trạng trên BS Trương Thiên Phú cho biết, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn càng ngày càng được quan tâm. Do đó để ngăn chặn sự gia tăng tình hình kháng thuốc hiệu quả cần phải có những dữ liệu về khuynh hướng kháng thuốc của vi khuẩn diễn tiến qua các năm. Chẩn đoán chính xác và nhanh chóng các loại vi khuẩn thường gặp. Hỗ trợ lựa chọn kháng sinh và phương pháp điều trị phù hợp kịp thời. Còn theo TS BS Nguyễn Phú Hương Lan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, chúng ta cần phải đặt ra vấn đề giám sát và sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện. Đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng kháng sinh hợp lý, nâng cao kiến thức , kỹ năng và thực hành sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả cho nhân viên y tế. Tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán vi sinh tại các bệnh viện cũng như có các chương trình quản lý sử dụng kháng sinh cho các bệnh lý nhiễm trùng ở cộng đồng cũng như tại các bệnh viện.

Nhiều chuyên gia y tế, các nhà khoa học còn cho rằng, vấn đề đề kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tình trạng đề kháng kháng sinh làm gia tăng gánh nặng kinh tế xã hội, dẫn đến bệnh nhân phải sử dụng các kháng sinh mới, đắt tiền, tăng chi phí điều trị.

Nhằm ngăn chặn tình trạng kháng thuốc, Sở Y tế TP.HCM cũng đã ban hành chương trình hành động của ngành y tế thành phố về chống kháng thuốc giai đoạn từ đây đến năm 2020 và những năm tiếp theo với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, nhằm giảm thiểu tình trạng đề kháng thuốc, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe người dân, hoàn thành mục tiêu kế hoạch hành động của quốc gia về chống kháng thuốc của Bộ Y tế. 

 NGUYỄN KHẢI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top