Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thư viện: Đề nghị lấy ngày 21.4 hằng năm là Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Thứ Ba 05/11/2019 | 15:14 GMT+7

VHO-Chiều 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Thư viện. Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến về dự án Luật Thư viện. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Dự thảo Luật đã được UBTVQH cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý tại Phiên họp thứ 36 (tháng 8.2019) và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội.  Trên cơ sở ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và tổng hợp ý kiến của các cơ quan hữu quan, UBTVQH xin báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Thư viện.

Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 6 Chương, 51 Điều. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, theo Chủ nhiệm Phan Thanh Bình, có ý kiến đại biểu đề nghị viết lại phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 theo tên các chương gồm có: thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện. Tiếp thu ý kiến đại biểu, nội dung này đã được bổ sung, chỉnh lý như khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật.  Có ý kiến đại biểu đề nghị bỏ quy định về “Đối tượng áp dụng” theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Về vấn đề này, UBTVQH thấy rằng so với Pháp lệnh Thư viện, dự thảo Luật Thư viện đã mở rộng quyền thành lập thư viện cho tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có phục vụ người Việt Nam. Do vậy, để khẳng định rõ đối tượng áp dụng và thống nhất các quy định còn lại của dự thảo Luật về nội dung này, UBTVQH xin Quốc hội cho phép giữ quy định như dự thảo Luật”, Chủ nhiệm Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật

Về những nội dung cơ bản của dự thảo Luật trong đó có nội dung về chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện (Điều 4); một số ý kiến đại biểu cho rằng quy định chính sách Nhà nước về phát triển thư viện còn chung chung, khó khả thi. Có ý kiến đề nghị chính sách Nhà nước đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm. Có ý kiến đề nghị quan tâm đầu tư phát triển thư viện công lập tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo phù hợp với đặc thù về phong tục, tập quán văn hóa của từng vùng. Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về chính sách xã hội hóa, về chính sách ưu tiên phát triển tài nguyên thông tin số, hoạt động liên thông thư viện.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định chính sách của Nhà nước ở 3 cấp độ là Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập; Nhà nước hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc; duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận, cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; nhà nước khuyến khích xã hội hóa hoạt động thư viện: tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật thiết kế một điều riêng về nội dung này, quy định nguyên tắc chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp vào hoạt động thư viện.

“Về ý kiến đề nghị quy định cụ thể chính sách ưu tiên phát triển tài nguyên thông tin số, hoạt động liên thông thư viện, UBTVQH nhận thấy đây là nội dung mới, có tính đột phá cần được quy định trong dự thảo Luật. Nội dung này đã được tiếp thu và bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 4; điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 24 và khoản 3 Điều 28”, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nói.

Về Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, theo báo cáo do Chủ nhiệm Phan Thanh Bình trình bày, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung quy định về Ngày sách Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị của sách, tác giả và khuyến khích phong trào đọc. “Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật bổ sung 1 điều (Điều 29) quy định về phát triển văn hóa đọc, trong đó khoản 1 quy định ngày 21/4 hằng năm là Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”, chủ nhiệm Phan Thanh Bình nói.

Cũng trong chiều 5.11, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật này.

THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top