Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tiếng tơ trong lòng Hà Nội

Thứ Sáu 08/11/2019 | 23:27 GMT+7

VHO- Trong tháng 11, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa hướng về chủ đề di sản với thủ đô. 

Theo đó, từ ngày 22.11 đến ngày 15.12 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra chuỗi hoạt động như: Trưng bày giới thiệu một số công đoạn làm tơ của nghệ nhân; Trình diễn thời trang “Tiếng tơ” của Nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy – Thương hiệu Trịnh Fashion; Nhà thiết kế La Hằng – Thương hiệu Áo dài La Hằng; Nhà thiết kế Thùy Anh – Thương hiệu TAF; Tọa đàm “Câu chuyện tiếng ơ” với sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân và các nhà thiết kế; Biểu diễn âm nhạc nghệ thuật “Chuyện nhạc tiếng tơ”của nhóm Đông Kinh cổ nhạc.

Thành phố Hà Nội được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với số lượng các làng nghề lớn nhất cả nước.  Trải qua hơn 1.000 năm văn hiến, các làng nghề xưa vẫn còn in dấu ấn cho tới ngày nay. Hà Nội là nơi hội tụ, giao lưu, lan tỏa nghề truyền thống Việt Nam. Trong số khoảng 5400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1350 làng nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Trong đó, nghề làm tơ cũng là một trong những nét văn hóa thú vị của người Hà Thành. Trong danh sách các làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay, làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông nổi tiếng là quê hương của nghề dệt lụa tơ tằm. Hay như làng nghề Phùng Xá, Hoài Đức, Hà Nội cũng được biết đến với nghề dệt lụa từ tơ sen rất độc đáo... 

Nghề dệt tơ Phùng Xá, Hoài Đức, Hà Nội

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho biết “Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước. Hà Nội cũng là nơi có nhiều nghệ nhân tài hoa nhất cả nước. Hà Nội là thị trường giao lưu làng nghề trong nước và quốc tế có thể nói là lớn nhất bởi vì Hà Nội từ khi xưa là Thăng Long cho đến ngày nay vẫn là Thủ đô của cả nước. Hà Nội có tiềm năng lớn về nghề thủ công của các làng nghề truyền thống.” Bên cạnh sự tham gia diễn xướng, thuyết minh của các nghệ nhân dệt tơ, trong dịp này, nhiều sản phẩm được làm bằng tơ cũng sẽ được trưng bày, giới thiệu với những thủ pháp sản xuất mang hơi thở hiện đại. Đó chính là sức sống của nghề dệt tơ Hà Nội nói riêng và của nghề truyền thống này nói riêng.

Cũng trong tháng Tại ngôi Nhà di sản 87 Mã Mây, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật ẩm thực trà Nguyễn Cao Sơn tổ chức hoạt động với chủ đề “Huyền thoại Trà di sản – Giàng Pằng Sùng Đô”, giới thiệu quần thể 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Giàng Pằng (tỉnh Yên Bái) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam.Ngoài ra, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội còn tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Di sản trong lòng Hà Nội” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lê Bích. Thuộc thế hệ 7X sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tuổi thơ Lê Bích gắn với những kỷ niệm, những hình ảnh của một Hà Nội xưa cũ. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ,

Hà Nội trong góc nhìn của Lê Bích

Lê Bích làm việc cho một công ty nước ngoài, nhiếp ảnh chỉ là thú vui thư giãn của anh trong những ngày nghỉ cuối tuần. Ấy thế mà duyên nợ thế nào để rồi anh quyết định thôi việc, dấn thân vào nghiệp ảnh, và phấn đấu sống hoàn toàn bằng nghề như ngày hôm nay. Đam mê chụp ảnh làng nghề, Lê Bích lọ mọ khắp khu phố cổ, khắp các làng nghề truyền thống của Hà Nội, từ gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, lụa Vạn Phúc, đến miến Cự Đà, quạt Chàng Sơn, múa Triều Khúc… Anh bắt đầu chú ý đến các nghệ nhân đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, đến những nghề từng quen thuộc một thời ở Hà Nội mà giờ đây dần rơi vào quên lãng

Gần 15 năm theo nghề, bàn chân Lê Bích đã đi rất nhiều nơi, rong ruổi tìm kiếm những vẻ đẹp của cuộc sống. Điều thú vị là anh không chụp như khách qua đường mà luôn tìm hiểu những câu chuyện xung quanh mỗi bức ảnh mà anh lưu giữ. Bởi vậy mà ảnh của anh ngày càng đẹp hơn, có chiều sâu, có ý tưởng. Anh là cộng tác viên của nhiều báo, tạp chí và gặt hát thành công qua một số cuộc thi.

Cũng trong chuỗi hoạt động văn hóa “Tiếng tơ”, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng sư thầy Thích Chỉnh Tuệ trưng bày giới thiệu 30 tác phẩm Thi – Thư – Họa miêu tả vẻ đẹp hoa Sen của sư thầy. Các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11 nhằm bảo tồn các giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Đồng thời tăng cường hợp tác giao lưu giữa các địa phương có các điểm di sản trong cả nước trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

TUẤN PHONG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top