Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Người thương binh miệt mài dạy học

Thứ Hai 11/11/2019 | 10:14 GMT+7

VHO- Thực hiện lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế”, cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đăng Khoa (xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) dẫu đôi mắt không còn thấy ánh sáng nhưng hằng ngày ông vẫn miệt mài với những công tác xã hội, dạy học cho học trò.

 Lớp học Toán của ông Khoa luôn thu hút được nhiều học sinh

Lớp học của ông đã khiến nhiều người ngạc nhiên bởi giáo viên đứng lớp lại là người khiếm thị, đi lại khó khăn phải nhờ tới sự giúp đỡ của cây gậy. Dẫu vậy trí nhớ, sức khỏe của ông vẫn tốt và sự tận tâm với những đứa học trò khiến sĩ số các lớp ông dạy ngày một tăng lên. Ông Khoa kể: “Năm 1964, cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt, trước mắt là cánh cửa chạm đến ước mơ làm giáo viên dạy Toán nhưng tôi vẫn quyết định gác lại để nhập ngũ. Không may, trận bom cuối năm 1968 đã cướp đi đôi mắt của tôi”.

Quyết tâm không để khó khăn khuất phục mình, trở về quê hương an dưỡng, ông mạnh dạn đề xuất với xã xin chiếc đài radio học chữ nổi để viết văn bản, tham gia công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con. Tưởng chừng ước mơ thời niên thiếu phải gác lại vĩnh viễn nhưng lại bất ngờ đến với ông trong lần sang nhà hàng xóm chơi. “Đến nhà bạn chơi, tôi thấy hai đứa trẻ cãi nhau về bài toán hình. Với những kiến thức thu được từ hồi còn đi học, tôi nói chúng ra sân vẽ hình và giảng bài. Thấy đáp án đúng với trong sách giáo khoa, bọn trẻ ngạc nhiên, thích thú. Sau đợt đó, bọn trẻ chạy sang nhà tôi hỏi bài ngày một đông nên tôi có ý tưởng tập hợp thành lớp để thuận tiện cho giảng dạy”, ông Khoa chia sẻ.

Dù chỉ là lớp học nhỏ nhưng cách thức hoạt động hết sức chuyên nghiệp. Mỗi lớp, ông Khoa đều chọn một học trò học khá nhất để làm trợ giảng. Em đó sẽ có nhiệm vụ đọc đề và giúp ông viết công thức, vẽ hình. Dù lớp khá đông với khoảng 20 em mỗi lớp, ông Khoa vẫn quán xuyến được hết. Khi có học sinh chưa hiểu bài, ông sẵn sàng dừng lại, giảng cho đến khi em đó hiểu. Suốt 10 năm qua, ông Khoa đã giúp được hơn 200 em học sinh. Trong số đó 7 em đã bước chân vào cánh cửa của giảng đường đại học. Đạt được nhiều thành công trên sự nghiệp trồng người nhưng chưa một ngày ông thu học phí từ lớp học.

Không chỉ có biệt tài trong giảng dạy, ông Khoa còn khiến bà con nể phục khi có thể chơi tới 4 loại nhạc cụ. Không giữ tài năng cho riêng mình, ông đem tiếng đàn của mình tham gia vào đội văn nghệ xã Nam Lĩnh, cống hiến những tiết mục biểu diễn, đáp ứng đời sống tinh thần cho bà con. Với ông, được lao động là hạnh phúc tuổi về già. Không chỉ vậy, ông luôn tâm niệm, bản thân phải luôn luôn học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

DUY NAM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top