Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bộ VHTTDL: Tổ chức truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc La Chí và Phù Lá

Thứ Tư 01/07/2020 | 11:33 GMT+7

VHO- Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đã phối hợp tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc La Chí tại tỉnh Hà Giang và Phù Lá tại tỉnh Lào Cai năm 2020. 

Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 1495/QĐ-BVHTTDL ngày 2.6.2020 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, về việc tổ chức Lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc Phù Lá tại tỉnh Lào Cai và dân tộc La Chí tại tỉnh Hà Giang năm 2020. Đồng thời cụ thể hóa Quyết định số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" và Quyết định số 3508/QĐ-BVHTTDL 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Dự án "Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Học viên lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc La Chí tại tỉnh Hà Giang

Tham gia 2 lớp truyền dạy là các nghệ nhân nắm giữ các di sản văn hóa phi vật thể; các học viên là người dân tộc Phù Lá huyện Bắc Hà và dân tộc La Chí huyện Hoàng Su Phì. 

Tại lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc La Chí, 65 học viên là con em đồng bào La Chí đã được 5 nghệ nhân truyền dạy về các mảng dân ca, dân nhạc và dân vũ. Với sự nhiệt tình, tâm huyết truyền dạy của các nghệ nhân và sự hăng say học hỏi của các học viên, lớp học đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Cụ thể, 6 tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc La Chí đã được trình diễn và nhận được nhiều lời ngợi khen, gồm: Hát giao duyên, kéo nhị, đánh đàn bầu, cúng rằm tháng bảy, lễ cúng cơm mới,  xem ngày lành tháng tốt….

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc – Phó trưởng Ban tổ chức phát biểu tại lớp truyền dạy

Tại lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Phù Lá, hơn 70 nghệ nhân và học viên những người bà, người cô, người chị, người em hằng ngày vẫn xấu hổ khi giao tiếp với người lạ đã đủ tự tin đứng lên trên sân khấu múa những điệu múa của dân tộc Phù Lá, hát giao duyên, thổi kèn môi, diễn tả lại cảnh đi hỏi vợ truyền thống của người Phù Lá. Đó chính là minh chứng sống động thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào trong lòng người Phù Lá.

Thông qua việc truyền dạy cho đồng bào dân tộc La Chí và Phù Lá, Ban tổ chức sẽ hướng đến từng bước khôi phục và góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc có số dân ít người. Bên cạnh đó xây dựng cơ chế chính sách sát thực tế trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Phù Lá và dân tộc La Chí, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích động viên các nghệ nhân trong việc bảo tồn, truyền dạy di sản cho các thế hệ kế cận.

Bên cạnh đó, xây dựng triển khai mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể có hiệu quả, làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình ra các dân tộc, địa phương khác cùng thực hiện. Từ đó đánh giá và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể; nâng cao năng lực cho nghệ nhân, học viên người dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể tại cộng đồng.

Một số tiết mục của học viên là người dân tộc Phù Lá huyện Bắc Hà

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc – Phó trưởng Ban tổ chức cho biết, nguy cơ những người già – người nắm giữ truyền thống văn hóa dân tộc mất đi trong khi những người trẻ thờ ơ với văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Thậm chí, một số người trẻ hiện nay không thích hoặc không biết nói tiếng của dân tộc mình, ngại ngần xấu hổ khi mặc trang phục truyền thống…. Bà con dân tộc La Chí và Phù Lá mặc dù hòa nhập vào trong trào lưu phát triển kinh tế, xã hội chung của toàn dân tộc vẫn giữ được tình yêu đối với truyền thống văn hóa của dân tộc mình; thấy tự hào mỗi khi mặc bộ trang phục truyền thống, hát những làn điệu dân ca, múa những điệu múa của dân tộc mình, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước và hòa nhập quốc tế, dân tộc La Chí và Phù Lá vẫn không quên bảo tồn giữ gìn và tích cực trao truyền lại cho các thế hệ sau phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của mình những phong tục tập quán tốt đẹp cho con cháu, thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, các dịp lễ tết….Đặc biệt với thế hệ trẻ đang trong thời kỳ hội nhập, tiếp xúc với những nền văn minh tiên tiến và công nghệ 4.0 vẫn không quên nâng niu, trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

QUỲNH VY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top