Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bảo vệ di sản trong dịch Covid-19

Thứ Tư 29/07/2020 | 11:03 GMT+7

VHO- Di sản văn hóa là một phần di sản chung của nhân loại, là bằng chứng độc đáo và quan trọng về sự tiến hóa của con người và bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc.

 Bức “Spring  Spring Garden” của Van Gogh tại bảo tàng Singer Laren ở Amsterdam (Hà Lan) vừa bị  đánh cắp Ảnh: THE GUARDIAN

Trong xã hội hiện đại, tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa càng được nhấn mạnh.

Di sản có thể bị phá hủy

Ngày càng có nhiều nhóm tội phạm có tổ chức tham gia mua bán trái phép di sản văn hóa, thông qua cả các thị trường hợp pháp và các thị trường ngầm bất hợp pháp, chợ đen. Mua bán trái phép di sản văn hóa cũng đang dần trở thành một cách rửa tiền do phạm tội mà có và mới đây nó đã được xác định có khả năng là một nguồn tài trợ cho các nhóm khủng bố.

“Tội phạm có tổ chức hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có buôn bán sản phẩm văn hóa, đây không phải là một hoạt động kinh doanh tử tế được thực hiện bởi những người đàn ông lịch lãm, mà là bởi các mạng lưới tội phạm quốc tế. Bạn không thể xem xét tách rời buôn lậu cổ vật với buôn bán ma túy và vũ khí, chúng tôi biết rằng các nhóm tội phạm tương tự đã tham gia vào lĩnh vực này, bởi vì nó tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Đây là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên hành tinh dù với vai trò là nguồn cung, trung gian hay điểm tiêu thụ, điều quan trọng là tất cả các Cơ quan thực thi pháp luật phải hợp tác để chống lại nó”, bà Catherine de Bolle, Giám đốc điều hành Europol cho biết.

Mua bán trái phép di sản văn hóa có thể khiến cho những đồ vật vô giá bị mất, phá hủy, dịch chuyển hoặc bị đánh cắp. Trong khi những kẻ tội phạm kiếm được lợi nhuận đáng kể từ việc mua bán trái phép này, chúng ta lại bị thiếu hụt những thông tin khảo cổ học và các cổ vật của di sản thế giới.

Đảm bảo an ninh là cần thiết

Kể từ khi Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng, 95% các bảo tàng trên thế giới buộc phải tạm thời đóng cửa để đảm bảo an toàn cho khách tham quan. Những biện pháp cách ly tạo ra một thách thức lớn cho các chuyên gia bảo tàng những người phải tiếp tục công tác đảm bảo an toàn cho các bộ sưu tập. Thực tế với mỗi bảo tàng là khác nhau và các cơ quan cần những giải pháp cụ thể về nhiều mặt như: Nhóm làm việc luân phiên, các dịch vụ an ninh, túc trực tại nơi làm việc. Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) quan ngại về những vụ cướp gần đây từ các bảo tàng ở Anh Quốc và Hà Lan. Dù có các biện pháp cách ly, nhưng việc tiếp tục cải thiện và nâng cấp an ninh cho bảo tàng là cần thiết.

Trong nhiều thập kỷ, ICOM và Hội đồng quốc tế về An ninh bảo tàng (ICMS) đã ủng hộ cộng đồng bảo tàng trong việc đảm bảo an ninh an toàn cho các bộ sưu tập bằng việc đưa ra lời khuyên và các công cụ dễ sử dụng liên quan đến đội ngũ an ninh, hệ thống phát hiện xâm nhập, CCTV, hệ thống trao đổi nội bộ và báo cáo. Bên cạnh sự hỗ trợ hiện có, ICOM và INTERPOL đang đề xuất thực thi hoặc tăng cường các biện pháp: Kiểm tra an ninh và hệ thống cảnh báo nếu việc này chưa được thực hiện, các bảo tàng phải phân tích tình hình an ninh và khởi động các kế hoạch bảo vệ; Duy trì hoạt động bảo vệ 24/7; Tất cả các hệ thống phát hiện xâm nhập, đặc biệt là camera giám sát và báo động, phải được vận hành đầy đủ (bên trong và bên ngoài, 24/7) và được nhân viên an ninh kiểm tra thường xuyên; Thiết lập một quy trình để đảm bảo liên lạc thường xuyên và một chuỗi thông tin rõ ràng giữa các nhân viên an ninh và người phụ trách tổ chức (gọi cho ai, theo thứ tự, số liên lạc cập nhật...) cũng như với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.

Phần lớn các bảo tàng đã có sẵn kế hoạch bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây của ICOM liên quan đến cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra cho thấy khoảng 10% bảo tàng cho rằng các biện pháp đảm bảo an ninh bổ sung là không đủ. ICOM đặc biệt khuyến nghị đảm bảo các quy trình được điều chỉnh phù hợp với việc cách ly và số lượng nhân viên hiện có. Phối hợp với các tổ chức văn hóa khác gặp khó khăn tương tự. Không chỉ các bảo tàng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này mà các di tích, địa điểm, thư viện và các công trình tôn giáo cũng vậy. Vấn đề đảm bảo an ninh hiện đang là mối quan tâm lớn đối với tất cả các tổ chức này. Do đó, các giải pháp được mô tả ở trên nên được chia sẻ, đặc biệt là việc liên lạc với cảnh sát, tăng cường giám sát xung quanh các khu vực, nhất là khu vực giàu di sản văn hóa. 

 NGUYỄN HƯNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top