Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Chia sẻ cùng những nhân viên y tế mắc Covid -19 nơi tuyến đầu chống dịch

Thứ Tư 05/08/2020 | 17:59 GMT+7

VHO- PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin có hơn 10 cán bộ y tế mắc Covid-19, Công đoàn ngành Y tế đã hỗ trợ mỗi đoàn viên 2 triệu đồng và huy động doanh nghiệp hỗ trợ mỗi cán bộ 2 triệu đồng.

Hiện có hơn 200 mắc Covid-19, trong đó có 14 cán bộ, nhân viên, sinh viên ngành Y. Trước thực trạng này,  động viên, khích lệ, đảm bảo tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế để các cán bộ nhân viên y tế phòng tránh lây nhiễm bệnh và đồng thời tuyên truyền tới người bệnh cũng như nhân dân đoàn kết, phối hợp chặt chẽ cùng đẩy lùi dịch bệnh, Công đoàn Y tế Việt Nam (Bộ Y tế) phối hợp cùng Tạp chí Lao động và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Bảo vệ chiến sĩ áo trắng trước làn sóng thứ 2 dịch Covid-19". Chương trình nằm trong trong khuôn khổ chương trình Bảo vệ Blouse trắng với sự tham gia của Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, Ths. Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam…

Các đại biểu tại buổi Toạ đàm

PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, hơn bao giờ hết, lúc này các  cán bộ, nhân viên y tế rất cần đến sự kề vai sát cánh, sự bảo vệ và động viên của Chính phủ, của các cơ quan trong ngành Y tế và của cả nhân dân Việt Nam. Ngay sau khi nắm được thông tin có hơn 10 cán bộ y tế mắc Covid-19, Công đoàn ngành Y tế đã hỗ trợ mỗi đoàn viên 2 triệu đồng và huy động doanh nghiệp hỗ trợ mỗi cán bộ 2 triệu đồng. Ngoài ra, Công đoàn ngành cũng đã hỗ trợ bằng quỹ xã hội từ thiện 50 triệu đồng cho các cán bộ bị cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng, 50 triệu đồng tới Bệnh viện Trung ương Huế - nơi đang điều trị cho 25 ca mắc Covid-19 nặng.

"Mới đây chúng tôi cũng có văn bản gửi tới 16 đơn vị y tế đang có cán bộ tăng cường tại miền Trung, trong đó công đoàn cần quan tâm đến gia đình những cán bộ đi làm nhiệm vụ, đặc biệt thống kê những gia đình có điều kiện khó khăn, vận động các cán bộ y tế ở lại hỗ trợ trực tiếp gánh vác trách nhiệm chung, tăng cường khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ này", PGS.TS Phạm Thanh Bình chia sẻ.

Cũng theo Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam,  việc cán bộ y tế phải bị cách ly là điều không ai mong muốn, họ cũng hoang mang, lo lắng lắm chứ. Đáng ra họ sẽ đang là những người cầm súng ra trận nhưng nay họ lại không thể cầm súng, không được cống hiến và còn phải sống xa gia đình. “Với vai trò là tổ chức công đoàn, chúng tôi làm hết sức có thể để chia sẻ với các cán bộ, mong các đồng chí bình tâm. Dù không thể thực hiện khám chữa bệnh, nhưng ngay bên trong khu cách ly, họ vẫn có thể làm việc, tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh", bà Bình nói.

Thực tế cho thấy, chính các bác sĩ, điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất khi họ phải chăm sóc bệnh nhân dài ngày hay thực hiện các thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khẳng định việc chính các bác sĩ, các điều dưỡng lại trở thành bệnh nhân, đây là trạng thái đảo chiều mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng không muốn. “Chúng tôi muốn nhắn nhủ đến các các bộ y tế trong tâm dịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp bảo vệ an toàn trước hết là an toàn cho mình sau đó là an toàn cho người bệnh”, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến cáo.

Chia sẻ tại tọa đàm, Ths. Phạm Xuân Thành, Phó trưởng phòng Cục quản lý môi trường y tế cho biết, quy trình phòng chống lây nhiễm cho cán bộ nhân viên y tế đã được triển khai từ rất lâu. Để tránh lây nhiễm, nhân viên y tế cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, thực hiện mặc đồ bảo hộ, để tránh sự xâm lấn cũng như không phát tán mầm bệnh. Chúng ta cần tuân thủ đúng quy định, tất cả các vật phẩm điều trị cần được xử lý riêng, có cảnh báo các chất thải lây nhiễm để trong thùng màu vàng, rác thải của bệnh nhân mắc Covid – 19 chỉ được chứa tới 3/4 thùng và buộc kín trước khi đi xử lý, thực hiện phân loại rác tại nguồn, di chuyển rác từ phòng đến khu lưu giữ ở một thời điểm nhất định, ít có bệnh nhân và người nhà qua lại.

Việc vận chuyển đến khu lưu trữ cần phải sử dụng phương tiện chuyên biệt, có nắp đậy, tất cả rác thải này phải được xử lý hàng ngày. Đối với thi hài của người nhiễm, chúng ta cần phải đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển, phải được hỏa táng ngay, càng sớm càng tốt, được khâm niệm trong vòng 24h, người tham gia xử lý phải được trang bị đẩy đủ phương tiện bảo vệ, chỉ những người được hướng dẫn đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn mới được tham gia. Ngoài ra, cần xử lý khử khuẩn các vật dụng trong buồng bệnh.

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top