Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Chi viện nhiều “đoàn quân” dập dịch đến miền Trung

Thứ Sáu 07/08/2020 | 10:51 GMT+7

VHO- Dự tính trong 10 ngày tới sẽ đến đỉnh dịch ở miền Trung nhưng đến nay đã có 14 bác sĩ, nhân viên y tế mắc Covid-19 và không ít lực lượng ở tuyến đầu dần kiệt sức do quá tải.

 Đoàn nhân viên y tế ca Hi Phòng chi vin cho Đà Nẵng

Trước tình hình này, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương cần chia lửa với Đà Nẵng bằng cách cử những độ ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn cao…

Khi nhân viên y tế kiệt sức

Tính đến sáng qua 6.8, đã có 14 bác sĩ, nhân viên y tế mắc Covid-19 (chiếm 5,1%) và hàng trăm người đang dần kiệt sức vì quá tải và áp lực cấp cứu, xét nghiệm cho bệnh nhân, người dân. Cùng với đó là 3 bệnh viện lớn của Đà Nẵng gồm Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Phục hồi chức năng bị phong toả khiến cho việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại tâm dịch miền Trung.

Những ngày gần đây, hình ảnh nhân viên y tế tại Đà Nẵng ngất xỉu, mệt lả, không đứng vững vì kiệt sức đã gây xúc động mạnh đối với người dân. BS CKI. Trần Công Thông, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP Đà Nẵng cho biết, với 91 cán bộ, trực 14 chiếc xe cứu thương nhưng ngày cao điểm phải vận chuyển lên đến 150 chuyến để “sơ tán” các bệnh nhân mắc Covid-19, các ca cấp cứu, chuyển người là F1 đi cách ly. Nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 đã phải làm việc xuyên ngày đêm, gần như ngày nào cũng có trường hợp bị kiệt sức

Bác sĩ Thông chia sẻ, chiều ngày 4.8, các nhân viên nhận lệnh chở 3 bệnh nhân nặng mắc Covid-19 đang phải thở máy từ Bệnh viện Đà Nẵng sang điều trị tại Bệnh viện dã chiến thuộc Trung tâm Y tế Hòa Vang. Do trước đó các nhân viên đã có nhiều ngày làm việc quá sức, cường độ cao và luôn phải mang trên mình bộ đồ bảo hộ kín, cơ thể bị mất nước nên khi thực hiện xong nhiệm vụ, trở về Trung tâm cởi bỏ bộ đồ đã khiến các anh em bị choáng và ngã xuống đất. Ngay trong chiều 5.8 cũng có một nhân viên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ trở về, cởi bỏ bộ đồ bảo hộ thì bị choáng, phải nhờ đến sự trợ giúp hồi sức của các đồng nghiệp. Trước đó, ngày 3.8, một nhân viên y tế tại Trạm y tế cũng bị ngất xỉu ngay đầu giờ sáng khi chồng chở tới làm việc. Tuy nhiên, điểm chung của những cán bộ, nhân viên y tế là sau khi nghỉ ngơi là lại xin được quay về công việc vì lo lắng đồng nghiệp không có người hỗ trợ. “Những ngày qua, câu chuyện y sỹ Tứ, điều dưỡng Thành, lái xe Huy, Dũng bị choáng do mất sức nhưng sau khi hồi sức lại tình nguyện lên gặp lãnh đạo xin được “lên xe” cùng anh em tiếp tục chiến đấu làm nhiều người trong đơn vị không cầm được nước mắt”, giọng Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng trùng xuống.

“Hơn 90 cán bộ, nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng chiến đấu 10 ngày nay và không ai được về nhà. Anh em phân công nhau tranh thủ ăn uống và chợp mắt tạm ở phòng làm việc hoặc hội trường rồi tiếp tục lên đường. Ngoài việc chở bệnh nhân nhiễm Covid-19, bệnh nhân tại các bệnh viện Trung tâm còn phải nhận lệnh lên đường các ca cấp cứu ngoài cộng đồng”, Giám đốc Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng nói. Anh Trần Đức Thành, nhân viên có thâm niên công tác tại Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng là một trong những người từng bị choáng và cần sự cấp cứu gấp của đồng nghiệp. Anh nói rằng, “Hiện tại sức khỏe của tôi cơ bản đã ổn định do được các đồng nghiệp trợ giúp kịp thời, có lẽ trong 1-2 ngày tới sẽ tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ cùng anh em”. Vợ anh Thành cũng công tác trong một bệnh viện, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng, vợ chồng anh chưa ai trở về nhà, 2 con nhỏ phải nhờ cậy ông bà chăm sóc.

Chuẩn bị nguồn nhân lực để sẵn sàng chi viện

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cho biết, thời gian mở cửa của Bệnh viện C Đà Nẵng là ngày 7.8, còn hai bệnh viện còn lại thuộc thẩm quyền của TP Đà Nẵng quyết định.

Theo Thứ trưởng Sơn, số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và dự tính trong 10 ngày tới sẽ đến đỉnh dịch. Như vậy áp lực cho các cơ sở y tế còn lại của địa phương là rất lớn. Chia lửa với những khó khăn của Đà Nẵng trong giai đoạn này, Bộ Y tế và nhiều địa phương trên cả nước đã gửi những bác sĩ, điều dưỡng giỏi, những người có chuyên môn, chuyên nghiệp đến phối hợp cùng cán bộ, nhân viên y tế Đà Nẵng. Bộ Y tế đã cử gần 10 đoàn chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành lớn

 nhất chưa từng có và hàng chục sinh viên ngành y từ Hà Nội tới Đà Nẵng để hỗ trợ dập dịch. Ngoài ra, đáp lại lời kêu gọi của TP Đà Nẵng, ngày 6.8 hàng chục nhân viên y tế của Bình Định đã lên đường đến tâm dịch và ngày 8.8 tới hơn 30 nhân viên y tế của Hải Phòng cũng sẽ tới hỗ trợ. “Không chỉ tôi mà là chúng tôi, bao gồm tất cả các thầy thuốc được Bộ Y tế cử đến miền Trung đều có nguyện vọng muốn ở lại tham gia công tác phòng chống dịch cho đến khi hết dịch. Đây là nghĩa vụ và cũng là mong muốn hết sức bình thường của người thầy thuốc để đảm bảo giúp đẩy lùi dịch bệnh tại miền Trung”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Với thực tế dịch bệnh hiện nay, Ths.Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho rằng, “một trong những điều cần quan tâm là chuẩn bị một nguồn nhân lực để sẵn sàng chi viện. Nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục gia tăng, chúng ta có thể rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, trong đó quan trọng nhất là các bác sĩ, chuyên gia, điều dưỡng về hồi sức cấp cứu, vì các bệnh nhân đang rất cần lực lượng này”. 

 Sức khoẻ của các bác sĩ, điều dưỡng không phải là tài sản riêng của họ mà chính là tài sản của hệ thống y tế, bởi nếu họ bị nhiễm bệnh thì bệnh nhân sẽ không được chăm sóc tốt nhất và hệ thống của chúng ta sẽ bị thiếu đi một lực lượng phục vụ. Do đó trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành chưa có dịch thì cần tranh thủ đào tạo, chuẩn bị cho nguồn bác sĩ, điều dưỡng có năng lực chuyên môn về hồi sức cấp cứu để chăm sóc bệnh nhân.

(Chủ tịch Hội Điều dưỡng VN PHẠM ĐỨC MỤC)

 

 KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI QUẢNG NGÃI:

Truy vết đúng, đủ s kim soát được ngun lây phát tán

Ngày 6.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về việc phòng, chống dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh, “nếu truy vết đúng, đủ đối tượng tiếp xúc gần thì sẽ kiểm soát được nguồn lây phát tán”.

Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tính đến thời điểm này địa phương đang cách ly, điều trị 4 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 3 ca dương tính được ghi nhận tại cộng đồng, ca dương tính còn lại được cách ly ngay khi nhập cảnh. Hiện, sức khỏe của cả 4 bệnh nhân đều ổn định. Bệnh nhân 370 có kết quả xét nghiệm lần thứ 9 âm tính, bệnh nhân 419 âm tính ở lần xét nghiệm thứ 4, 2 bệnh nhân 590 và 621 vẫn còn dương tính với SARS-CoV-2. Toàn tỉnh đang thực hiện cách ly y tế tập trung cho 9.781 người. Mỗi huyện, thành phố của tỉnh đã thực hiện kích hoạt ít nhất 1 điểm cách ly tập trung. Ngoài ra, địa phương đã đưa vào hoạt động máy xét nghiệm Real-time PCR tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh với công suất 100 mẫu/ngày. Dự kiến, trong thời gian tới, ngành Y tế tiếp tục triển khai thêm 1 điểm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa TP Quảng Ngãi.

Tại buổi làm việc, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ địa phương 1 dàn máy Real–time PCR; hỗ trợ nhân lực có kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 để triển khai thêm điểm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa TP Quảng Ngãi, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh; hỗ trợ test nhanh chẩn đoán: 30.000 test, sinh phẩm ELISA bán tự động 5.000 test; hỗ trợ vật tư cần thiết để vận hành máy xét nghiệm RT-PCR xét nghiệm cho khoảng 10.000 đối tượng. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn lưu ý tỉnh Quảng Ngãi trong việc khoanh vùng, xử lý đối với các ổ dịch phát hiện tại cộng đồng. “Việc truy vết các đối tượng có tiếp xúc gần là rất quan trọng, nếu truy vết đúng, đủ thì sẽ kiểm soát được nguồn lây phát tán”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Sơn, công tác phân luồng và tiếp nhận điều trị người bệnh cần phải chặt chẽ, bám sát các nội dung trong bộ tiêu chí an toàn bệnh viện để thực hiện, hạn chế thấp nhất tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện, lây nhiễm chéo giữa người bệnh với người bệnh, người bệnh với nhân viên y tế. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định, dịch bệnh Covid-19 đang khá phức tạp, trong khi đó Quảng Ngãi lại là địa phương có lượng người đi, đến tâm dịch Đà Nẵng nhiều nên khả năng bùng phát và phát tán dịch bệnh trong cộng đồng là cao. Do vậy, tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh, không hoang mang nhưng cũng không chủ quan lơ là, đặc biệt là việc giám sát y tế tại cộng đồng, qua đó kiểm soát tốt nguồn lây. THU HOÀI

 Q.HOA-A.VĂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top