Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Ấm lòng ATM “không chạm” giữa Sài thành

Thứ Hai 05/07/2021 | 11:35 GMT+7

VHO- Suốt gần một tháng nay, trước Nhà thờ Tân Sa Châu ở địa chỉ 387 Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, TP.HCM), hàng trăm phần cơm, khoai lang, mì tôm, trứng… được thả vào “ATM lướt ống”, trượt xuống chiếc rổ nhựa đã đến tận tay người bán vé số, chú xe ôm hay anh bảo vệ mà vẫn đảm bảo yêu cầu về giãn cách phòng Covid-19.

 Bà con nhận quà an toàn trước tình hình dịch bệnh căng thẳng tại TP.HCM

 

 Theo linh mục Nguyễn Hoàng Lê Nguyên, người khởi xướng mô hình này, từ khi dịch bùng phát đến nay, nhà thờ vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động phát quà, thực phẩm để hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch. Tuy nhiên, thời gian đầu, việc trao quà trực tiếp tạo ra cảnh chen lấn, vừa không đẹp mắt, vừa không đảm bảo phòng chống dịch. Nhất là những ngày trở lại đây, dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, TP.HCM liên tiếp áp dụng các chỉ thị về giãn cách xã hội, trong “cái khó ló cái khôn” linh mục Lê Nguyên đã nghĩ ngay ra ý tưởng “ATM lướt ống” để nâng cao sự an toàn trong quá trình phát quà từ thiện của nhà thờ, tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách giữa người cho và người nhận.

“ATM lạ” này được bố trí ngay phía trước cổng chính của nhà thờ. Không như các ATM gạo, ATM rau… đã xuất hiện trước đó, “ATM lướt ống” có thiết kế hết sức đơn giản. Công cụ phát thực phẩm miễn phí này được thiết kế từ 2 đoạn ống nước phi 200 dài khoảng 2m. Hai đoạn ống nước được nối từ cánh cổng nhà thờ ra chiếc bàn nhận thực phẩm đặt trên vỉa hè. Các phần quà đã được chia sẵn, khi có người đến nhận thì tình nguyện viên của nhà thờ sẽ đưa thực phẩm qua đường ống. Người dân đến nhận được hướng dẫn lấy nhanh chóng, không cần phải xếp hàng và vẫn đảm bảo khoảng cách. Bên cạnh đó, nhà thờ thường xuyên nhắc nhở người dân đeo khẩu trang đúng cách, các trường hợp không đeo khẩu trang sẽ không được nhận quà. Mỗi khi vắng khách, những người phụ trách sẽ tiến hành phun khử khuẩn trong khu vực để đảm bảo an toàn cho người dân.

Mỗi ngày “ATM” sẽ hoạt động vào 3 khung giờ sáng, trưa và chiều. Trong một buổi, “ATM” phát khoảng 300 phần quà. Đến hẹn lại lên, cứ vào khung giờ quen thuộc những suất quà lần lượt đến tay những mảnh đời khó khăn, phần nào giúp họ vượt qua những tháng ngày dịch bệnh u ám. Là “khách hàng thân thiết” nơi đây, bà Liên (quận Gò Vấp) cho biết: “Cứ hai hôm, tôi lại đến đây để nhận quà, dù nhà xa nhưng cũng chỉ dám lấy 1 suất vì không chỉ riêng mình, mà thấy ai cũng khổ, cũng khó khăn vì Covid cả. Nên một miếng khi đói bằng một gói khi no, khoai lang hay gạo gì cũng no bụng cả, nhưng ấm lòng hơn vẫn là tình nghĩa”.

Sự xuất hiện của “ATM lướt ống” không chỉ thu hút người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch mà còn khiến nhiều người hiếu kỳ bất ngờ. Là một trong những Mạnh Thường Quân góp sức cùng nhà thờ, anh Hải (quận Bình Thạnh) cho biết: “Lúc chưa có mô hình này, mình thường hay đóng góp vào các bếp ăn 0 đồng hoặc đi phát quà trực tiếp cho người dân. Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự ra đời của “ATM lướt ống” là vô cùng thiết thực và ý nghĩa, khi mình có thể giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn mà vẫn an toàn và thực hiện đúng các chỉ thị”. “Mỗi người một phần thôi, ngày mai ta lại tới tiếp, mùa dịch này còn nhiều hoàn cảnh khó khăn lắm nha bà con”, đó là câu nói mà ai ai đi ngang qua Nhà thờ Tân Sa Châu những ngày này cũng dễ dàng nghe thấy. ATM bình thường thì cho ra nhiều mệnh giá, nhưng với Sài Gòn “ATM” lại cho ra nhiều loại “đặc sản”, đó là bánh mì, là gạo, là mì tôm hay bó rau, quả trứng… hơn thế nữa, đó còn là tấm lòng, sự san sẻ, đùm bọc của con người với con người nơi đây.

Thật vậy, Sài thành giãn cách nhưng không cách lòng vì những hành động nhân văn, ý nghĩa vẫn diễn ra an toàn từng giờ, từng ngày của nhiều cá nhân, tổ chức. 

 Lúc chưa có mô hình này, mình thường hay đóng góp vào các bếp ăn 0 đồng hoặc đi phát quà trực tiếp cho người dân. Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự ra đời của “ATM lướt ống” là vô cùng thiết thực và ý nghĩa, khi mình có thể giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn mà vẫn an toàn và thực hiện đúng các chỉ thị.

BÁ TRƯỜNG; ảnh: DIỆP PHAN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top