Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

EURO 2020: Giải đấu đáng nhớ bất chấp đại dịch Covid-19

Thứ Hai 12/07/2021 | 18:26 GMT+7

VHO- EURO 2020 là hình mẫu về giải đấu bóng đá lớn đầu tiên diễn ra trong thời điểm thế giới đang cố gắng chuyển mình bước vào trạng thái bình thường mới, sau một năm rưỡi lao đao vì dịch bệnh.

EURO 2020: Giai dau dang nho bat chap dai dich COVID-19 hinh anh 1

Niềm hân hoan chiến thắng của các cổ động viên Italia ở quê nhà Rome, khi đội nhà đăng quang vô địch EURO 2020 trong trận chung kết gặp tuyển Anh trên sân Wembley tại London, ngày 11.7

Dù phải tổ chức lùi lại 12 tháng và diễn ra trong thời điểm đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát tuyệt đối ở châu Âu, EURO 2020 vẫn thu về những thành công, những khoảnh khắc đáng nhớ về một kỳ EURO hiếm có.

Thế giới đang cố gắng chuyển mình bước vào trạng thái bình thường mới sau một năm rưỡi lao đao vì dịch bệnh. Bóng đá cũng chẳng phải một ngoại lệ và EURO 2020 có quyền tự hào là hình mẫu về giải đấu bóng đá lớn đầu tiên diễn ra ở thời điểm bình thường mới ấy.

Từ Rome đến London

Chúng ta không nhắc đến quãng đường di chuyển từ hai thành phố quan trọng bậc nhất của Italia và Anh. Điều quan tâm ở đây chính là hai cột mốc quan trọng của EURO 2020: Trận khai mạc ở sân Olympico ở thủ đô Roma của Italia ngày 11.6 và trận chung kết ở sân Wembley ở thủ đô London của Anh.

Hình ảnh những cổ động viên hiện diện ở trận khai mạc giữa Italia và Thổ Nhĩ Kỳ đem đến cảm hứng bóng đá lớn lao cho tất cả mọi người vốn đã quen với những khán đài không một bóng khán giả suốt hơn một năm qua.

Chỉ 25% khán giả được vào sân thôi, nhưng con số ấy như một sự hồi sinh của bóng đá. Đến trận chung kết ở Wembley vừa qua, sân Wembley được phép mở cửa tối đa 75%, chỉ dấu cho thấy ngày bóng đá trở lại với đầy ắp khán giả đã ở rất gần rồi.

Từ hai thành phố này, tất cả không thể bỏ qua hai đội tuyển chủ nhà đã chơi giải đấu hay nhất trong lịch sử các kỳ EURO từng tham dự. Italy khoác lên mình một tấm áo mới, sản phẩm được tạo ra từ công trình phục hưng đội tuyển của huấn luyện viên Roberto Mancini sau hơn 3 năm cầm quân.

Đặc trưng vững vàng nơi hàng thủ vẫn được duy trì cùng cặp trung vệ lão luyện Giorgio Chiellini - Leonardo Bonucci. Phía trên, huấn luyện viên Mancini cấy vào hàng công Italy sức sáng tạo của Lorenzo Insigne cùng những pha chạm bóng gọn gàng mang phong cách bóng đá đương đại.

Tương tự, đội tuyển Anh của huấn luyện viên Gareth Southgate cũng tiến xa nhờ sự đổi mới từ lối chơi đến thái độ thi đấu. Huấn luyện viên Southgate thấu hiểu nỗi đau của chính bản thân ở Bán kết EURO 1996 nên biết mình cần làm gì để cùng các học trò lần đầu tiên hiện diện ở trận chung kết EURO.

Trên tất cả, những thông điệp vị huấn luyện viên 50 tuổi này cùng các học trò thể hiện không chỉ cho thấy sự gắn kết của một tập thể trên sân bóng qua những màn trình diễn, mà còn là nguồn cảm hứng cho cả một quốc gia.

Hiện tượng Đan Mạch và Vua phá lưới kỳ lạ

Tất nhiên, EURO 2020 không chỉ gói gọn ở những đội bóng đã lọt vào chung kết. Đan Mạch, dẫu phải dừng bước ở vòng Bán kết, xứng đáng là hiện tượng của giải đấu. Gọi họ là “đội bóng quốc dân” ở kỳ EURO này cũng chẳng quá lời chút nào.

Thầy trò Hjulmand bỗng nhiên thu hút rất nhiều khán giả trung lập sau khoảnh khắc tiền vệ Christian Eriksen bị dừng tim đột ngột ngay trên sân Parken ở trận mở màn gặp Phần Lan. Tinh thần vượt khó, thứ bóng đá giàu năng lượng và cảm hứng, tất cả những yếu tố ấy đã đưa Đan Mạch hiện diện ở Bán kết lần đầu tiên kể từ năm 1992.

Đối lập với sự bất ngờ Đan Mạch, nỗi thất vọng ngập tràn nhiều đội bóng lớn ở EURO 2020.

Không ai nghĩ rằng tử thần đã chọn đúng vòng 1/8 để gọi tên cả Pháp, Đức lẫn Bồ Đào Nha - 3 "ông lớn" cùng nằm ở ở bảng F. Pháp - nhà vô địch World Cup 2018 - không thể đòi hỏi nhiều hơn lá thăm Thụy Sĩ ở vòng 1/8. Rốt cuộc, đó lại là trận đấu phơi bày mặt trái của thầy trò huấn luyện viên Didier Deschamps: một tập thể có những cái tôi ngôi sao quá lớn lấn át tập thể.

Đội nhì bảng Đức muốn có một giải đấu ấn tượng để chia tay triều đại Joachim Loew, nhưng trận thua Anh ở vòng 1/8 chỉ ra rằng đội ngũ hiện thời cần một huấn luyện viên mới để đi đúng hướng. Bồ Đào Nha - nhà vô địch kỳ EURO cách đây 5 năm - hóa ra càng phụ thuộc vào những kỷ lục của Cristiano Ronaldo và tất cả đã thấy cái giá phải trả.

Khép lại một kỳ EURO đáng nhớ mà không nói về những bàn thắng là một thiếu sót lớn. Vua phá lưới của EURO 2020 là ai? Không phải một tiền đạo xuất sắc nào, mà là “Mr Own Goal” (những bàn phản lưới nhà).

Tính đến trước trận chung kết trên sân Wembley, đã có đến 11 bàn "đốt đền" ở EURO 2020, vượt xa con số của các kỳ EURO trong lịch sử cộng lại. Mọi vị trí đều có thể gia nhập danh sách những cầu thủ phản lưới, từ thủ môn như Dubravka hay Szczesny, các hậu vệ cho đến cả một cầu thủ tấn công giàu triển vọng như Pedri.

TTXVN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top