Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Giữ niềm tin giữa cơn khủng hoảng

Thứ Hai 23/08/2021 | 10:03 GMT+7

VHO- Dẫu biết tương lai phía trước của ngành vẫn rất mù mịt vì đại dịch Covid-19 chưa biết bao giờ mới chấm dứt, thế nhưng những người làm du lịch vẫn giữ niềm tin, nuôi hy vọng về một ngày du lịch sẽ phục hồi.

 Cần chuẩn bị nhân lực du lịch cho giai đoạn phục hồi

 Chờ đợi ngày phục hồi
Ông Nguyễn Tiến Đạt, CEO AZA Travel cho biết: “Dịch Covid-19 ngày càng nguy hiểm và dai dẳng khiến một số lao động ngành du lịch bỏ cuộc. Gần 2 năm mất việc hoặc lúc có lúc không, nhân sự trong ngành Du lịch dù những người mới hay đã lâu năm hầu hết phải chuyển sang nghề tay trái để kiếm sống, từ làm shipper, bán thực phẩm, bán gạo, bán online đến làm thợ mỏ, phụ hồ… Công ty tôi phải cho nhân viên nghỉ hết. Bản thân tôi cũng đi bán bia và giờ là kinh doanh mặt nạ chống dịch Vihelm”.
“Nói thật là rất lo cho tương lai của ngành Du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ hết niềm tin về sự hồi phục của ngành. Chính vì thế, tôi và một số CEO du lịch tâm huyết với nghề đã mở trung tâm đào tạo du lịch thực tế PRATO. Tại đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm nghề và cả những bài học đã phải trả bằng nhiều năm trời và rất nhiều tiền trong quá trình hành nghề. PRATO đã đào tạo được vài khóa học trực tiếp trên lớp, nhưng do dịch Covid-19, phải giãn cách nên các khóa học bị gián đoạn”, ông Đạt nói.
Để chia sẻ, hỗ trợ các đồng nghiệp đã và đang hoạt động trong các công ty du lịch và các em sinh viên đang theo học ngành Du lịch, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này, PRATO sẽ tổ chức khóa đào tạo miễn phí online mang tên “Định hướng nghề kinh doanh lữ hành dưới góc nhìn doanh nghiệp” với 10 buổi học, mỗi buổi tối đa 500 người dự. Chương trình diễn ra từ ngày 19.8 - 28.10 vào thứ 5 hằng tuần. 
CEO Ascend Travel Dương Mai Lan cho rằng: “Đã đại dịch toàn cầu lại còn đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành kinh tế du lịch của Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế. Những người làm du lịch buộc phải tự nâng cấp trang bị cho mình năng lực công nghệ để có khả năng thích ứng và nhất định phải “đi trước thời đại” mới có thể chiều lòng được các tín đồ thích trải nghiệm. Không còn cách nào khác là phải thay đổi và thích ứng”.
Chuẩn bị nhân lực trình độ cao 
PGS.TS Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Du lịch (Đại học Văn hóa Hà Nội) cho rằng: “Đầu tư cho nhân lực du lịch là đầu tư cho phát triển cả quá trình, có tính hệ thống, kế thừa theo từng giai đoạn. Những thích ứng trong đào tạo nhân lực du lịch trong tình hình đại dịch Covid-19 không chỉ là những giải pháp tạm thời trước mắt mà cần phải hướng tới những chính sách đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao cho tương lai, trong đó có việc đào tạo ở trình độ cao nguồn nhân lực du lịch”. 
Hiện đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ về du lịch có khá ít doanh nhân đi học mà chủ yếu là các giáo viên, các nhà nghiên cứu, người tư vấn chính sách hoặc người ở các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên môn du lịch ở các địa phương… Điều đó nói lên nhiều điều, trong đó có một thực tế là đào tạo sau đại học ngành Du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội về nhân lực du lịch ở trình độ cao. Chưa đào tạo được cho các doanh nhân phương cách xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch; phương cách kinh doanh, quản lý kinh doanh và phát triển kinh doanh trong thị trường du lịch hiện nay… Thời gian tới, cần phải hướng tới phát triển đào tạo chiến lược, đào tạo tinh hoa, đào tạo đỉnh cao nguồn nhân lực cấp cao cho ngành Du lịch để định hướng chiến lược, phát triển chiến lược kinh doanh. Từ đó, du lịch mới thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển bền vững. 
Trước khi đại dịch xảy ra, quy mô đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho du lịch nên hằng năm vẫn thiếu hụt cả số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là nguồn lực chất lượng cao. Hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều có cơ sở đào tạo dài hạn và các trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn nhưng quy mô chưa tương xứng với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. TS Lê Thị Tuyết Ba (Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) cho rằng, ngành Du lịch cần phải có chiến lược trong mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng đề án về quy mô đào tạo; sắp xếp, kiện toàn lại các trường có đào tạo nhân lực du lịch theo hướng bền vững và dài hạn. Đặc biêt, từ tác động của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự đào thải khắc nghiệt, nhưng cũng là cơ hội để ngành Du lịch nhìn lại những yếu kém, bất cập để có những điều chỉnh hợp lý và những định hướng lớn trong đào tạo nhân lực du lịch, góp phần thúc đẩy ngành vượt qua thách thức, không chỉ phục hồi mà còn tạo điều kiện phát triển tốt hơn trong trạng thái bình thường mới.
Trong ngành Du lịch, ngoài các yếu tố vật chất tạo nên sản phẩm dịch vụ, lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất tạo nên chất lượng, giá trị và thương hiệu của sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp cung cấp cho khách. Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, dừng hoạt động đồng nghĩa với việc mất việc làm, giảm thu nhập và không còn thu nhập đang diễn ra trong lĩnh vực du lịch. Vì thế, trong giai đoạn này, cần hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động bằng các hình thức và phương pháp khác nhau để chuẩn bị cho giai đoạn sau dịch. Tạo sự khác biệt về chất lượng dịch vụ thông qua nâng cao chất lượng của lực lượng lao động.
PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học (Trường ĐHKHXHNV) cho biết: “Trong thời gian qua, chúng tôi thường xuyên mở các cuộc thảo luận, tọa đàm… để đưa ra lời khuyên, phương pháp giúp sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành phù hợp với bản thân mình hoặc những công việc trong tương lai. Không giống như trước, sinh viên du lịch ra trường dễ dàng tìm được việc ngay, lúc đại dịch này, các em lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường là dễ hiểu. Nhưng chắc chắn thời gian tới, khoảng trống việc làm trong lĩnh vực du lịch sau dịch Covid-19 là vô cùng lớn, ngành Du lịch sẽ tái thiết và bùng nổ mạnh mẽ nên cơ hội sẽ không thiếu. Khoảng lặng giữa dịch bệnh hiện nay, những mất mát của ngành Du lịch lúc này chính là lúc để lao động du lịch hiện tại và trong tương lai chuẩn bịnhững kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân để đón đầu sự trở lại của du lịch”. 

 THÚY HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top