Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Củng cố vai trò cộng đồng truyền thống trong phòng, chống dịch

Thứ Tư 01/09/2021 | 09:29 GMT+7

VHO- Đó là một trong các đề xuất của nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội cho công tác phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Theo nhóm nghiên cứu, thiết chế truyền thống ở các làng xã, khu phố vẫn đang là mạch nguồn quan trọng giúp duy trì đời sống cộng đồng.

 Trong nghiên cứu các chuyên gia đề xuất cách thức cứu trợ dựa trên nguyên tắc hiệp lực công - tư. Trong ảnh: Trao túi an sinh hỗ trợ cho người dân

 Khi dịch bệnh đến, cơ chế phòng thủ của cộng đồng được kích hoạt, các thiết chếnày đang phát huy vai trò của mình.

Nếu không có lưới an sinh đủ rộng sẽ...

Với tư cách là đơn vị nghiên cứu độc lập, Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life) đã tiến hành khảo sát về đời sống người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, người di cư mắc kẹt tại TP.HCM, đưa ra công tác dự báo đồng thời đề xuất giải pháp cho các vấn đề đang đặt ra hiện nay như: Người dân khó khăn trong tiếp cận nhu yếu phẩm, dịch vụ thiết yếu, kết nối thông tin…

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội, trưởng nhóm nghiên cứu, từ ngày 9.7 khi nhận thấy những vấn đề thiếu đói, căng thẳng xã hội tại TP.HCM, nhóm nghiên cứu đã lần lượt gửi đề xuất đến các thành viên Ban chỉ đạo chống dịch TP, thông qua Tổ tư vấn hoặc các cơ quan chức năng phụ trách an sinh xã hội. “Lúc đó chúng tôi dự báo người nghèo và cận nghèo đã không còn khả năng cầm cự. Nếu không có lưới an sinh đủ rộng sẽ dẫn đến các hiệu ứng domino căng thẳng xã hội. Do đó, để đảm bảo phòng tuyến này vững vàng, phải dựa vào sự góp sức tổng lực của mạng lưới cứu trợ xã hội của cả nhà nước và tư nhân”, ông Lộc nói.

Để đảm bảo an sinh xã hội cho các nhóm lao động mất việc, người yếu thế, Chính phủ đã đưa ra các gói cứu trợ, tuy nhiên cách hỗ trợ nhìn chung vẫn chưa bắt kịp với thực tế khi số lượng người cần hỗ trợ khẩn cấp quá lớn, trong điều kiện giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm nhiều nơi bị ngưng trệ. Các cơ quan quản lý đã phải điều chỉnh thủ tục hành chính để tiếp cận với các nhóm yếu thế nhưng vẫn chưa bao phủ hết các nhóm cần hỗ trợ; chưa chủ động thu hút nguồn lực xã hội, nhân lực từ cộng đồng cho công tác cứu trợ một cách có hệ thống và kịp thời. Trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia đề xuất cách thức cứu trợ dựa trên nguyên tắc hiệp lực công - tư, huy động sức mạnh cộng đồng nhằm bao phủ, nhanh chóng đến được với các nhóm yếu thế, lao động phi chính thức, người di cư. Các hạng mục chính trong việc hỗ trợ theo nhóm nghiên cứu bao gồm: Tổ chức Tổ Covid cộng đồng; mô hình Trạm cứu tế cộng đồng; quy trình hỗ trợ cho các nhóm lao động nhập cư, lao động phi chính thức; hỗ trợ tinh thần, đời sống tâm linh cho người dân.

Củng cố thiết chế cộng đồng

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc cho hay, “Tổ Covid cộng đồng” là loại hình mới xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn nhằm dựa vào thiết chế truyền thống của cộng đồng để kết nối người dân tham gia tuyên truyền phòng chống dịch. Nhiều địa phương đã vận hành mô hình này kháhiệu quả, nhưng cũng có địa phương chỉ dừng lại về mặt hình thức trên cơ sở sáp nhập với Tổ dân phố.

Trong khi đó, nhân sự ban điều hành khu phố chủ yếu lànhững người lớn tuổi, vốn được xem là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và chuyển biến nặng. Chính vì vậy, chúng tôi xin gợi ý một số nội dung nhằm cải tiến năng lực Tổ Covid cộng đồng trên cơ sở mô phỏng thiết chế cộng đồng truyền thống. Theo đó, thiết chế truyền thống ở các làng xã, khu phố vẫn đang là mạch nguồn quan trọng giúp duy trì đời sống cộng đồng, ngay cả trong các ngõ phố ở đô thị. Trong đại dịch, các thiết chế này đang phát huy vai trò của mình. Bởi mỗi cộng đồng có năng lực khác nhau và họ hiểu được những nguồn lực họ đang có để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của mình. Khi dịch bệnh đến, cơ chế phòng thủ của cộng đồng được kích hoạt, thông tin nội bộ vận hành thông suốt. Vai trò của người cóuy tín trong cộng đồng được đề cao. Họ bàn bạc thống nhất với nhau nhanh chóng trong cách thức tổ chức cộng đồng, cử đại diện nhận hỗ trợ, cứu trợ.

“Chúng ta phải học kinh nghiệm từ cha ông đó là liên kết các tế bào xã hội, tận dụng tri thức cộng đồng. Trước kia là các làng, nay là các khu phố. Thiết chế cộng đồng truyền thống đầy đủ tính năng để tạo ra phòng vệ sinh tồn, ví dụ như lập kho dự trữ, địa điểm cung ứng hàng thiết yếu... Việc tận dụng vai trò của khu phố rất quan trọng. Lực lượng của TP khó lo nổi cho toàn dân, nhưng một khu phố lo cho 100-200 hộ trong một cụm dân cư làhoàn toàn khả thi. Năng lực của cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức, thay vì trở thành cộng đồng chủ, họ trở thành cộng đồng khách”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc hiến kế. Theo nhóm nghiên cứu, cộng đồng có năng lực tự vận hành. Một khu dân cư có đủ các thành phần như tiểu thương, y tế, dân phòng... sống xen kẽ. Trước đây, họtỏa ra đi làm ở những khu vực khác nhau, nay họ ở nhà và có thể đóng góp cho chính cộng đồng nơi mình sinh sống. Chính quyền nên chia nhỏ từng cụm dân cư, đẩy mạnh vai trò của khu phố. Khu phố có lãnh đạo tốt có thể chuẩn bị sẵn lương thực trong 1-2 tuần, cộng đồng yếu chỗ nào thì chính quyền huy động chỗ đó để hỗ trợ. Đây không phải vấn đề tri thức phổ thông, mà là tri thức sinh tồn của mỗi cộng đồng, do đó, chính quyền nên tận dụng các nguồn vốn xã hội này.

Trong tình hình hiện nay, ở cấp cơ sở của cộng đồng chính là các khu phố, được chia theo các đơn nguyên là các khu dân cư theo các tuyến đường, con hẻm hay khối nhà chung cư, thậm chí là các khu trọ đông người. Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào các thiết chế này để củng cố, bổ sung thêm các chức năng nhằm đảm bảo sự vận hành hiệu quả. Các tỉnh, TP cần có các phương án tái thiết đời sống xã hội, đảm bảo an dân mà hạt nhân là từng cộng đồng làng xã, tổ dân phố. Theo đó, lực lượng tuyến đầu chống dịch, đảm bảo an sinh cho người dân thì các bộ phận khác cũng tiến hành song song các phương án cho tình hình tái thiết, phát triển kinh tế khi tình hình ổn định. 

 ANH HUY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top