Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Vượt qua sợ hãi để sẵn sàng cho năm học mới

Thứ Sáu 10/09/2021 | 10:17 GMT+7

VHO- Dịch bệnh Covid đã gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân và đặc biệt nghiêm trọng đối với học sinh, sinh viên; điều đó đã thể hiện rất rõ trong những ngày bắt đầu năm học mới 2021-2022.

 Điều chỉnh lại nhận thức, kết nối với người thân và bạn bè, chấp nhận tình trạng bình thường mới... là một số giải pháp giúp sinh viên cân bằng trạng thái, sẵn sàng hơn cho năm học mới. (Ảnh minh họa: Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM trước thời điểm dịch Covid-19)

Hầu hết học sinh, sinh viên (HSSV) đều có tâm trạng sợ hãi, lo lắng, mệt mỏi khi phải đối đầu với dịch bệnh mà không biết chắc chắn khi nào mới được trở lại trường, gặp bạn bè, thầy cô. Nhằm giúp các em có thể vượt qua nỗi sợ hãi và sẵn sàng cho một năm học trong trạng thái bình thường mới, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đã có những chia sẻ liên quan đến nội dung này. Theo ông, bộ não hoạt động theo vòng lặp của những thói quen, việc thường xuyên đọc tin về dịch bệnh sẽ dẫn đến lo lắng, sợ hãi rồi nóng giận chính là một vòng lặp như vậy. Khi bộ não chứa đầy sự sợ hãi, nó sẽ không thể chứa thông tin khác, dù tích cực. Để giảm bớt lo lắng, hãy tạo những thói quen tích cực cho bộ não. Ví dụ, cần nhận định rõ trước khi đọc một tin tức, nó có làm bạn thêm lo sợ hay không? Nếu có thì liệu bạn có thể chọn một hoạt động khác tích cực hơn được không? Nấu một bữa cơm hay viết email cho người thân hoặc tham gia một khóa học trực tuyến, một hoạt động tình nguyện chẳng hạn…, những hoạt động tích cực này sẽ giúp HSSV loại bỏ lo lắng từ các tin tức về dịch bệnh đang ngập tràn trên mạng.

PGS.TS Vũ Hải Quân đưa ra 6 giải pháp đối phó với sợ hãi: Điều chỉnh lại nhận thức; tập thở; vận động; kết nối với người thân và bạn bè; tham gia hoạt động nghi lễ và chấp nhận trạng thái “bình thường mới”. Ông cho rằng, hãy hiểu lo sợ là một cảm xúc tự nhiên của con người. Sự không chắc chắn về tương lai, về những sự việc đang diễn ra là nguyên nhân chính gây ra lo sợ. Nên chấp nhận và tìm cách hóa giải nó, biến nó thành động lực để hành động tích cực. Từ ngàn năm trước, nhờ biết lo sợ, tổ tiên của chúng ta đã có thể tránh được những loài thú dữ. Nhà thần kinh học Suzuki của ĐH New York cho rằng, đừng tự nhốt mình trong sự sợ hãi, hãy làm một việc cụ thể và đơn giản, như gọi điện thoại, nhắn tin hỏi thăm những người thân yêu của mình… điều đó sẽ phần nào giải tỏa được tâm trạng không tốt của bản thân. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc tức giận, hãy hít thở sâu cho đến khi lấy lại sự bình tĩnh. Bài tập này rất đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Nó là quá trình lặp lại của việc đếm chậm từ 1 đến 4 khi hít thật sâu và lại đếm đến 4 khi bạn thở ra. Lo lắng có thể biến mất bằng cách vận động cơ thể.

Đại dịch Covid đã tác động tiêu cực đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh cho tim, hệ tiêu hóa, sinh sản, thậm chí gây hại cho các tế bào não. Tập thể dục, dù chỉ 10 phút mỗi ngày, sẽ tạo ra sự khác biệt. “Song song đó, việc kết nối với mọi người là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần. Nó bao gồm việc chăm sóc những người thân đang sống cạnh mình cũng như chia sẻ, trò chuyện với những người mà do cách ly, phong tỏa không thể gặp trực tiếp. Cần chấp nhận thực tế rằng, tình trạng “bình thường mới” có thể sẽ không bình thường như trước đại dịch. Dù mong muốn thế nào đi chăng nữa thì Covid-19 vẫn hiện hữu và chúng ta phải tìm cách tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình trong thời gian dài…”, ông Quân nhấn mạnh. Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cũng chia sẻ với sinh viên 4 điều nên làm để giữ lớp học an toàn: Bảo vệ bằng vắcxin; đeo khẩu trang loại tốt; mở tất cả cửa của lớp học và ưu tiên cho hoạt động ngoài trời.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, thời gian qua, ĐH Quốc gia TP.HCM và các cơ sở đào tạo đã có nhiều chương trình hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại TP nói chung và hỗ trợ sinh viên gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, ĐH Quốc gia TP vừa vận hành Cổng thông tin hỗ trợ sinh viên chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại địa chỉ http://hotrosv.vnuhcm.edu.vn/, nhằm ghi nhận thông tin liên lạc, tình trạng sức khỏe, những yêu cầu cần hỗ trợ, trên cơ sở đó xây dựng chính sách, vận động nguồn lực, tổ chức hoạt động trợ giúp sinh viên từ đầu năm học mới… 

TÙNG THƯ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top