Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nguy cơ lây đại dịch​​​​​​​ từ đường phố, ngõ ngách

Thứ Tư 15/09/2021 | 10:58 GMT+7

VHO-  Trên nhiều đường phố, ngõ phố của Hà Nội, mặc dù đang giãn cách xã hội, tuy nhiên nhiều người vẫn tụ tập đông người, chợ cóc hoạt động tràn lan khiến nguy cơ bùng dịch tăng cao.

 Hàng rong tại phố Định Công

Theo phản ảnh của bạn đọc, sáng qua, 14.9, phóng viên Báo Văn Hóa đã đi khảo sát một số điểm tại Hà Nội. Trên đường Trương Định, đoạn từ đầu đường Nguyễn Đức Cảnh đến đường Tân Mai, ngay từ sáng sớm, nhiều người đã bày bán thúng mẹt công khai tại vỉa hè. Rau xanh, thịt lợn, thịt bò, trứng gia cầm, bún…, thậm chí cả cá biển cũng bày bán tràn lan vỉa hè. Người bán, người mua tấp nập, không cần giữ khoảng cách, xe máy dựng tràn xuống lòng đường. Những người mua hàng đi xe máy cũng không đội mũ bảo hiểm. Theo phản ảnh của người dân, tình trạng buôn bán vỉa hè này diễn ra đã một thời gian dài mà không thấy cơ quan chức năng của phường, quận xử lý.

Trong khi đó, trên đường Định Công, phía địa bàn phường Thịnh Liệt, người bán, người mua cũng tấp nập. Hàng hóa được bày bán trên những chiếc thúng, mẹt, trong các túi nilon. Đây là đoạn đường hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc lúc chưa có dịch. Tuy nhiên, người mua hàng dựng xe dưới lòng đường cũng gây cản trở cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đoạn đường này là vùng giáp ranh của 3 phường Thịnh Liệt, Định Công (quận Hoàng Mai), Phương Liệt (quận Thanh Xuân) nên lực lượng chức năng của phường này đi dẹp là những người bán hàng rong chạy qua phía bên kia đường do phường khác quản lý.

Bên cạnh đó, tại những ngõ ngách, việc các cửa hàng hoạt động không đúng giấy phép, các chợ cóc “tái xuất” nhưng lực lượng chức năng của một số phường không đủ lực lượng kiểm tra. Giữa tháng 8 vừa qua, trước hiện tượng một số tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự phát mở các cửa hàng bán tại nhà (gạo, thịt, rau…) không có giấy phép kinh doanh, Chủ tịch UBND phường Định Công đã có văn bản yêu cầu lực lượng chức năng của phường tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Trong đó, nghiêm cấm các hoạt động chợ tạm, chợ cóc và yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự phát tại nhà (kể cả các mặt hàng thiết yếu) để phòng, chống dịch. Tuy nhiên, lực lượng chức năng dù đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng cũng không thể dẹp hết. Tình trạng này cũng diễn ra ở một số địa bàn, nhất là những khu vực đông dân cư vùng ven, vùng giáp ranh.

 Người bán hàng không đeo khẩu trang trên phố Trương Định (ảnh chụp sáng 14.9)

Mới đây, ca nhiễm Covid-19 là hai vợ chồng người bán rau củ quả tại chợ Đại Từ, đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) khiến UBND phường đã ban hành thông báo về việc tạm thời phong tỏa toàn bộ khu vực chợ Đại Từ. Cùng với việc phong tỏa chợ Đại Từ, UBND phường Đại Kim cũng đã tạm thời phong tỏa các khu dân cư liền kề, bao gồm 1.200 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố. Bên cạnh đó, UBND huyện Chương Mỹ cũng đã có công văn thượng khẩn gửi các đơn vị trong huyện để làm rõ vụ việc.

Từ những vụ việc trên, cho thấy công tác phòng, chống dịch còn chưa thực sự nghiêm túc, tình trạng người dân ra đường không lý do, tụ tập buôn bán công khai trên đường phố khiến nguy cơ bùng phát dịch là rất cao. Điều này có thể làm nỗ lực chống dịch của các cơ quan chức năng cũng như đông đảo người dân có nguy cơ đổ xuống sông xuống biển. Tại các khu dân cư, các chốt “vùng xanh” được lập ra, những người lạ không được vào bên trong, người bên trong ra ngoài phải có lý do chính đáng. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, người dân vẫn ra vào tấp nập qua chốt “vùng xanh” bởi sự nể nang, “quen biết’ của những người trực chốt. Trường hợp vợ chồng người bán hàng tại chợ Đại Từ, nhà ở huyện Chương Mỹ, cách chợ mấy chục km vẫn hằng ngày đi lại từ nhà đến chợ, qua nhiều chốt kiểm tra rồi lây nhiễm bệnh cũng khiến nhiều người không khỏi thắc mắc và lo ngại.

Hiện các cơ quan chức năng của Hà Nội đang hướng đến việc nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày hôm nay 15.9. Để đạt được điều đó, toàn thành phố đang tăng cường tiêm vắc xin cũng như tăng cường xét nghiệm. Tuy nhiên, để có được việc nới lỏng giãn cách, cần hạn chế tối đa các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Việc tụ tập buôn bán trên vỉa hè khiến việc lây nhiễm bệnh ngoài tầm kiểm soát, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc truy vết, dập dịch. Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “mỗi phường, xã là một pháo đài”, các phường, xã cần tăng cường kiểm tra để dẹp bỏ những chợ cóc đang hoạt động công khai như hiện nay, loại bỏ và làm giảm nguy cơ lây lan dịch để việc nới lỏng giãn cách sớm được thực hiện ở Hà Nội. 

 QUẢNG XƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top