Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài

Thứ Sáu 29/10/2021 | 16:36 GMT+7

VHO-Ngày 29.10, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ VHTTDL, PGS, TS Tạ Quang Đông chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ Công an, Bộ Tài Chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cục, vụ chức năng và lãnh đạo các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL...

Toàn cảnh Hội nghị

 Giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, Bộ VHTTDL đã cử 7 đoàn công tác đi khảo sát làm việc với 21 cơ sở đào tạo tại một số quốc gia để ký kết các biên bản ghi nhớ trong việc hợp tác tổ chức tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực VHNT cho Việt Nam. Hiện nay có 8 cơ sở đào tạo nước ngoài đang tổ chức đào tạo các lưu học sinh theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”.

 

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chủ trì Hội nghị

Bộ VHTTDL phối hợp chặt chẽ với Bộ Công An, Bộ Ngoại giao, các cơ sở đào tạo có các lưu học sinh đi học trong giám sát tình hình học tập và sinh hoạt của các lưu học sinh. Các bộ ngành đã chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đã nắm bắt chủ động triển khai. Đối với các lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo và đang theo học tại các nước đã chủ động cung cấp thông tin, kết quả học tập và trực tiếp trao đổi kinh nghiệm học tập, hỗ trợ tìm hiểu thông tin có liên quan.

 

Đại biểu Quốc hội khoá XV, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội Dương Minh Ánh

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Thị Phượng phát biểu tại Hội nghị

 

Theo báo cáo của Vụ Đào tạo cũng có những vấn đề hạn chế, vướng mắc khi triển khai Đề án như đối tượng tuyển sinh, ngành, lĩnh vực đào tạo VHNT có tính đặc thù, phát sinh các khoản chi phí không có trong thoả thuận đã thống nhất với Bộ Tài chính, các thủ tục quy trình và các yêu cầu liên quan đến chi phí học tập của mỗi cơ sở đào tạo ở nước ngoài khác nhau, tiêu chí tuyển sinh, cơ chế tuyển dụng, quy định về thời gian công tác và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp trở về nước của các lưu học sinh chưa cụ thể, chưa tạo được động lực cho ứng viên dự tuyển… Học sinh năng khiếu tại các cơ sở đào tạo VHNT được đào tạo ở nhiều độ tuổi khác nhau do đó trình độ chuyên môn và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế chưa đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn của Đề án, Cơ chế, chính sách và các chế độ việc làm đối với các đối tượng tài năng đi đào tạo bằng ngân sách nhà nước sau khi tốt nghiệp...

 

Hội nghị  đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, chia sẻ rất chi tiết của đại diện các bộ ngành, cơ sở đào tạo VHNT, phụ huynh học sinh… giúp hiểu rõ hơn những khó khăn, thách thức mà các cơ sở quản lý và đào tạo VHNT đang gặp phải trong việc triển khai Đề án 1437, những kiến nghị giải pháp để tìm ra các cách giải quyết phù hơp, khai thác và triển khai tốt hơn Đề án  Đào tạo bồi dưỡng nhân lực VHNT đến năm 2030 trong thời gian tới. 

 

Hiệu trưởng Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đình Thi

Đại diện cục Hợp tác Quốc tế Bộ VHTTDL

Phát biểu kết luận Hội  nghị, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biêt về việc Đề án 1437 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực VHTN chất lượng cao cho toàn ngành và trên toàn quốc với tất cả các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật và văn hoá để từ đó các đơn vị có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tạo nguồn, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ cho các ứng viên nhằm khai thác hiệu quả Đề án. Phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết ngay các khó khăn vướng mắc phát sinh trong việc thanh toán chi phí đào tạo cho lưu học sinh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính để hoàn thiện các văn bản quy định về cơ chế tài chính cho Đề án; Khẩn trương chỉnh sửa, hoàn thiện Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhân lực VHNT ở nước ngoài; Rà soát chỉ tiêu tuyển sinh các bậc trình độ của Đề án cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, nhà giáo, nghiên cứu viên và văn nghệ sĩ theo Đề án; Đề nghị các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực VHNT đặc biệt là các cơ sở đào tạo phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo hơn nữa, chủ động tháng 6 hàng năm gửi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực VHNT ở nước ngoài về Bộ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo nhằm đào tạo đúng yêu cầu, đồng thời các cơ quan, đơn vị cũng có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho ứng viên dự kiến sẽ đề xuất cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo Đề án…

ĐÀO ANH, Ảnh: VŨ MỪNG

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top