Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Ưu tiên cho nhiều đối tượng

Thứ Hai 22/11/2021 | 09:40 GMT+7

VHO- 20.11 là ngày cuối cùng miễn phí giá vé, người dân Hà Nội lại tấp nập đổ về các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để trải nghiệm. Từ hôm qua, 21.11, tuyến đường sắt này bắt đầu vận chuyển khách có thu tiền và thay đổi giờ chạy tàu.

 

 Để thu hút khách đi tàu cần có những giải pháp tạo điều kiện thuận tiện cho người dân

Theo thông tin của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho hay, trong hai tuần qua, số lượng khách đi tàu trong ngày 18.11 đạt mức cao nhất trong số các ngày thường trong tuần với 21.145 lượt hành khách; trong 13 ngày, có 296.815 lượt hành khách đi tàu.

Gần 1.000 khách mỗi chuyến

Ghi nhận một vài ngày đầu khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động và chưa bán vé thu tiền, lượng khách đến trải nghiệm khá đông, sau đó giảm dần. Lượng khách chỉ tập trung đông vào ngày cuối tuần, còn các ngày trong tuần vắng khách kể cả giờ cao điểm. Trong ngày thứ Bảy cuối tuần qua là ngày cuối cùng đi tàu miễn phí, lượng khách đến đông đột biến. Rất đông người xếp hàng tại các ga để được trải nghiệm. Tại hai ga Cát Linh và Yên Nghĩa, người dân xếp hàng để được đi tàu là đông nhất. Nhiều thời điểm hành khách phải xếp hàng lấy vé. Trên các khoang tàu không còn vị trí ngồi, thậm chí các ghế không được ngồi để giữ khoảng cách phòng, chống dịch Covid-19 cũng bị khoả lấp.

Bắt đầu từ hôm qua, 20.11, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ kết thúc 15 ngày vận hành miễn phí và bắt đầu chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại, vận chuyển khách có thu tiền và thay đổi thời gian chạy tàu. Cụ thể, trong 6 tháng đầu khai thác thương mại, các đoàn tàu chở khách từ 5h - 23h, tần suất 10 phút/chuyến (hiện tại hoạt động 5-22h, 15 phút/chuyến). Thời gian tàu dừng tại ga để khách lên xuống từ 25-50 giây. Hà Nội Metro cho biết, vé đi một lượt từ 8.000 - 15.000 đồng; vé ngày là 30.000 đồng/ngày, đi lại trong ngày, không giới hạn số lượt đi; vé tháng phổ thông 200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé; vé tháng mua theo tập thể 140.000 đồng (vé tháng, mua theo tập thể từ 30 người trở lên); vé tháng cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp 100.000 đồng/vé; miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo. Trường hợp mua vé ưu tiên cần xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy xác nhận của đơn vị quản lý (học sinh, sinh viên, người lao động tại khu công nghiệp); mua theo tập thể 30 người trở lên có xác nhận của thủ trưởng đơn vị…

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13,05km đi trên cao, với 12 nhà ga, trung bình hơn 1 km có một ga. Mỗi đoàn tàu có sức chở 964 khách, lưu thông với vận tốc trung bình 35 km/h, thời gian đi toàn tuyến hết hơn 23 phút. Lưu lượng tối đa là 1,2 triệu người/ngày. Đây là tuyến đường sắt đô thị được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho TP Hà Nội. Tuy nhiên, trong 15 ngày vừa qua, tổng lượt khách chỉ hơn 300.000 người, chia trung bình khoảng trên 20.000 lượt khách đi tàu mỗi ngày, quá thấp so với công suất tối đa 1,2 triệu người/ngày. Một số người dân cho biết, sau khi trải nghiệm họ thấy tuyến đường sắt này rút ngắn thời gian di chuyển, không bị tắc đường… tuy nhiên, vẫn có những sự bất tiện cần cân nhắc khi sử dụng dịch vụ.

Bố trí điểm giữ xe hợp lý

Tại 12 nhà ga của tuyến đường sắt có kết nối với các tuyến xe buýt công cộng, trong đó ga đầu tuyến Yên Nghĩa kết nối với bến xe khách Yên Nghĩa, có các tuyến xe buýt, xe khách đi ngoại thành và các tỉnh. Tuy vậy, người dân nếu đi các ga từ Yên Nghĩa đến Hà Đông, phải di chuyển từ nhà ra các ga, nếu nhà xa thì còn phải di chuyển bằng xe máy, xe buýt rất bất tiện và mất thời gian. Thêm nữa, dọc tuyến đường sắt này chỉ có 2 điểm đầu cuối là ga Cát Linh và ga Yên Nghĩa người dân có thể tìm được các điểm trông, giữ xe máy gần ga. Đây chính là điều khiến nhiều người chưa quan tâm đến việc sử dụng đường sắt đô thị làm phương tiện di chuyển. Để đi tàu, nhiều người đã phải gửi xe vào một số bãi xe tự phát với giá khá cao. Anh Trần Văn Công (Khương Đình, Thanh Xuân) cho biết, từ nhà anh ra ga gần nhất là ga Thượng Đình khoảng 1 km. Đi bộ cũng không vấn đề gì. Nhưng anh muốn có một chỗ gửi xe để di chuyển ra ga, đi công việc xong về còn có xe di chuyển. Nếu có công việc khác, từ ga đi bộ về nhà lấy xe máy thì mất thời gian và bất tiện.

Trước việc người dân thiếu điểm gửi xe để lên tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị 4 quận trên dọc tuyến là Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông phối hợp với Hà Nội Metro rà soát các vị trí có thể lập bãi trông giữ xe máy, xe đạp cho người dân đi tàu. Trong những ngày qua, tại khu vực tầng 1 ga Cát Linh đang được tạm thời làm nơi trông, giữ xe miễn phí cho người dân đi tàu. Mỗi ngày có hàng nghìn chiếc xe máy được gửi và trông giữ tại đây. Đại diện Hà Nội Metro cho biết, hiện nay Metro Hà Nội đang đồng ý với phương án cho mượn tạm sảnh B nhà ga Cát Linh để trông giữ phương tiện cá nhân của người dân khi đi tàu trong khi chờ Sở GTVT Hà Nội và phường Cát Linh tính toán, tìm vị trí bố trí điểm trông giữ xe theo quy định.

Qua 15 ngày vận hành, lượng khách cũng dần tiếp cận và làm quen với loại hình phương tiện công cộng tiên tiến này. Để thu hút người dân và thay đổi thói quen sử dụng phương tiện công cộng, đặc biệt là tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, ngành GTVT Hà Nội cần tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tế, để tạo sự thuận tiện cho người dân. Khi đó, người dân sẽ tự tìm đến các loại phương tiện công cộng để sử dụng làm phương tiện vận chuyển của mình.

 Q.XƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top