Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Thấy gì qua phát hiện ngẫu nhiên hai cổ vật ở di tích Yên Tử?

Thứ Hai 29/11/2021 | 09:54 GMT+7

VHO- Cho đến nay giới chuyên môn vẫn chưa đưa ra nhận định sơ bộ về niên đại, ý nghĩa cũng như lai lịch của hai cổ vật mới được phát hiện một cách ngẫu nhiên tại khu vực vùng lõi của di tích, danh thắng quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh). Nhưng qua phát hiện này cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi cần được lý giải từ phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

 Hai cổ vật mới được phát hiện

 Trao đổi với chúng tôi vào hôm qua 28.11, ông Lê Trọng Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm cho biết, cách đây khoảng 10 ngày một nhóm công nhân tiến hành đào hố làm dây neo để gia cố các trụ tời khu vực ga 3 thuộc hệ thống cáp treo Yên Tử. Ví trị đào hố rộng chừng 2m2 cách chùa Hoa Yên theo hướng chim bay chừng khoảng 1 km. Khi nhóm công nhân đào xuống khoảng 10cm thì bắt gặp hiện vật. Tiến hành đào sâu và rộng ra, nhóm công nhân phát hiện hai hiện vật, có ý kiến cho rằng đó là hai cái hũ, cũng có người cho rằng nó giống hình thức chum, bằng chất liệu đồng, còn theo chúng tôi nên gọi hai cổ vật đó bằng bình. Hai hiện vật này nằm cách nhau khoảng 70 cm, mỗi hiện vật cao chừng 20 cm, đường kính chỗ rộng nhất 23 cm. Có thông tin cho biết bên trong hai hiện vật có chứa di cốt màu trắng ngà?

Cũng theo ông Thanh, ngay sau khi nhận được thông tin, UBND TP Uông Bí và Sở VHTT Quảng Ninh đã chỉ đạo các phòng, ban đến kiểm tra và xác minh thông tin, đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm dừng thi công, khoanh vùng giữ nguyên hiện trạng để tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tránh thông tin sai lệch gây hoang mang, tò mò, hiếu kỳ trong nhân dân. Hiện hai cổ vật này đã được tiến hành bảo quản và cất giữ tại chùa Hoa Yên. Tiếp đó, chiều 25.11, cán bộ chuyên môn của Bảo tàng Quảng Ninh đã đến Yên Tử bắt đầu quá trình khảo sát hố phát hiện hai hiện vật.

Thông tin bước đầu với Văn Hóa, ông Kiều Đinh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh cho biết, qua khảo sát kỹ về hình dáng, kích thước, hoa văn trên hiện vật cũng như đối chiếu với nhiều tư liệu lịch sử, khảo cổ thì hai cổ vật này nhiều khả năng có niên đại thời nhà Trần. Đó cũng chỉ là nhận định sơ bộ, để muốn chính xác, đầy đủ hơn cần có thời gian với sự cộng tác của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu ở Trung ương. Theo ông Sơn, có một chi tiết rất đáng quan tâm là, địa tầng văn hóa, nơi phát hiện hai cổ vật này không có gì để chứng minh về mặt niên đại của cổ vật cũng như cho phép tiếp tục nghiên cứu theo hướng đây là mộ chứa cổ vật hay mộ tháp chứa cổ vật. Nghĩa là xung quanh và bên dưới phát hiện cổ vật không cung cấp thêm được thông tin gì, ví như gạch hay những hiện vật có liên quan. Vậy Bảo tàng Quảng Ninh có kế hoạch thám sát, khai quật mở rộng vị trí phát hiện ngẫu nhiên cổ vật để làm rõ thêm về mặt địa tầng, đồng thời thu thập thêm tư liệu, hiện vật? Ông Sơn cho hay, đến thời điểm này vẫn chưa có ý định, mà dành thời gian tập trung nghiên cứu hai cổ vật, để đoán định về niên đại, xác định thật rõ giá trị, ý nghĩa của hai cổ vật. Đó có phải là bình đựng xá lỵ như một số ý kiến đã nêu ra hay không vẫn đang là câu hỏi cần được giải đáp, hoặc như lai lịch của hai cổ vật này như thế nào, có mối liên quan ra sao đến quá trình hình thành, phát triển của Khu di tích, danh thắng quốc gia đặc biệt Yên Tử?

 Nơi phát hiện cổ vật

“Qua hình ảnh cho thấy kiểu dáng, hoa văn cũng như trao đổi thêm với đồng nghiệp ở địa phương cho phép chúng ta nhận định hai hiện vật mới được phát hiện ngẫu nhiên ở khu di tích Yên Tử là cổ vật, có giá trị nhiều mặt, chứ không phải là đồ giả cổ. Cũng từ kiểu dáng, hoa văn của cổ vật, bước đầu có thể nhận định, hai cổ vật này thuộc niên đại thời Trần. Sự phát hiện hết sức ngẫu nhiên này rất có giá trị về mặt lịch sử, khảo cổ học, văn hóa…, đòi hỏi có sự nghiên cứu liên ngành của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, mới có thể trả lời những câu hỏi mà dư luận đang đồn đoán”, TS Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết. Cũng theo TS Quân đến nay vẫn còn quá sớm để đi đến nhận định đây là hai bình cổ bằng chất liệu đồng đựng xá lỵ, nhưng với thông tin bên trong hai cổ vật có chứa di cốt màu trắng ngà, lại phát hiện ở khu vực chùa Hoa Yên thì khả năng đó cũng cần được tính đến. Vấn đề hiện nay cần phải xác định đó là mộ hay mộ tháp. Để nhận diện rõ được điều này cần phải mở rộng thám sát, khai quật, từ đó mới có cái nhìn rộng hơn.

Một khía cạnh khác cũng rất được chú ý, ngoài việc địa tầng văn hóa nơi phát hiện không để lại di tích, hiện vật gì thì xung quanh đó cũng không phát hiện dấu tích mộ, hay tháp mộ. Một công nhân tham gia đào và phát hiện cho biết, nếu không phát hiện được hôm nay thì chừng vài năm sau qua bào mòn của nước mưa, hai cổ vật này cũng sẽ nhô lên khỏi mặt đất. Vậy giả thiết đặt ra, hai cổ vật này được chôn sâu xuống lòng đất chứ không có mộ, hay tháp mộ, trong khi đó trước chùa Hoa Yên có một khu vườn tháp. 

 Qua hình ảnh cho thấy kiểu dáng, hoa văn cũng như trao đổi thêm với đồng nghiệp ở địa phương cho phép chúng ta nhận định hai hiện vật mới được phát hiện ngẫu nhiên ở khu di tích Yên Tử là cổ vật, có giá trị nhiều mặt, chứ không phải là đồ giả cổ.

Cũng từ kiểu dáng, hoa văn của cổ vật, bước đầu có thể nhận định, hai cổ vật này thuộc niên đại thời Trần. Sự phát hiện hết sức ngẫu nhiên này rất có giá trị về mặt lịch sử, khảo cổ học, văn hóa…, đòi hỏi có sự nghiên cứu liên ngành của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, mới có thể trả lời những câu hỏi mà dư luận đang đồn đoán.

(TS Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia)

 

 LÂM SƠN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top