Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Game show "nhảm": Khán giả bức xúc, nhà đài lặng thinh

Thứ Hai 06/12/2021 | 09:44 GMT+7

VHO- Việc nhà đài lỏng lẻo trong khâu biên tập, kiểm soát nội dung trước khi phát sóng và có không ít chương trình bị phát hiện gian dối, dàn dựng…, đã gây bức xúc trong dư luận. Để khán giả tiếp cận một môi trường văn hóa lành mạnh hơn, đã đến lúc gạn lọc bớt những game show hẹn hò “rác”, “bẩn” như hiện tại.

 Nhng hình nh vô tư này phi khiến người xem ngi đỏ mặt

 Sau lùm xùm, Công Hoàng, “nhân vật” chàng trai Huế có phát ngôn “nếu vợ không sinh được con trai sẽ ly hôn” đã đăng clip công khai xin lỗi người Huế và cộng đồng mạng, nhưng trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội vẫn còn “nóng” với ê kíp của chương trình Hành lý tình yêu (tập 4, phát tối 29.11 trên VTV3). Rất nhiều người bày tỏ và yêu cầu tác giả kịch bản, nhà sản xuất chương trình lẫn nhà đài cần công khai xin lỗi người dân Huế, những người yêu Huế nhưng vẫn không nhận được hồi âm.

Vô tình hay cố ý?

Có thể thấy, thời gian gần đây, các game show truyền hình về đề tài tình yêu dành các bạn trẻ đã liên tục nhận phải “gạch đá” bởi những phát ngôn thiếu chuẩn mực, nhiều hành động phản cảm.

Trong game show hẹn hò Ngôi sao tình yêu, nhân vật nữ đã chủ động bày tỏ muốn hôn đối phương và nhận được sự đồng ý. Cả hai đã ôm hôn dài và sâu khiến người xem phải đỏ mặt, nhưng sau đó lại bị chàng trai tuyên bố “không chấp nhận phụ nữ dễ dãi”. Trong game show Tỏ tình hoàn mỹ, ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân cũng đã hôn đắm đuối bạn nữ nhưng sau đó lại nhận xét rằng “hương vị giống tình bạn nhiều hơn” và từ chối cô gái. Hay nụ hôn “ngấu nghiến” của hotgirl Mon 2K và Trần Nguyên trong Lựa chọn của trái tim cũng khiến khán giả ngượng chín mặt. Hoặc mới đây, câu chuyện cô gái đòi bạn trai “chi tiền cho em đi” trong chương trình Ghép đôi thần tốc khiến người xem phải “lắc đầu ngao ngán”… Thậm chí ở một số chương trình, người chơi ăn mặc hở hang, có khi thực hiện những tình huống liên quan đến bộ phận nhạy cảm của cơ thể, dung tục và phản cảm. Nhiều ý kiến cho rằng, những chương trình game show này cần phải dọn sạch bằng cách “cấm sóng” để môi trường văn hóa được lành mạnh.

Thế nhưng, đâu lại vào đó khi số lượng game show hẹn hò và tần suất phát sóng lại mọc lên “như nấm”. Là sự bất cẩn trong kiểm duyệt, sự vô tư của người chơi hay vì doanh thu mà nhà đài “nhắm mắt” cho qua? Thực tế cho thấy, trong các chương trình hẹn hò được phát sóng, rất nhiều khán giả đã nhận ra việc dàn dựng theo kịch bản nhằm câu view. Như trong lời xin lỗi của Công Hoàng: “Em xin hứa, từ nay em sẽ luôn lựa chọn kỹ những kịch bản, cũng như học hỏi thêm để kiểm soát tốt những phát ngôn của mình mà không gây ảnh hưởng đến cho gia đình và xã hội, càng khẳng định anh chàng này đến với game show chỉ để “diễn”. Người xem cũng dễ dàng nhận ra Công Hoàng từng “diễn” vai đi tìm người yêu trong game show Cho phép được yêu (phát sóng tháng 5.2021 trên HTV7). Từng tham gia một game show hẹn hò và nhận về nhiều ý kiến trái chiều, chị M.T.N cho biết: “Là người mới, khi đến với game show, chúng tôi phải theo một kịch bản dàn dựng có sẵn và trở thành những nhân vật trong câu chuyện ấy, có những bạn phải vào vai khác hẳn với họ ngoài đời. Thế nhưng, có nhiều người vẫn chấp nhận vào vai, để sau đó lượng tương tác trên các trang mạng xã hội tăng cao và công việc buôn bán online của họ có phần thuận lợi hơn”.

 Ca sĩ Phm Đình Thái Ngân cũng đã hôn đắm đui bn n nhưng sau đó li t chi cô gái

Lẽ nào chịu thua?

Dường như, mọi lùm xùm xảy ra luôn là “bệ phóng” cho những chương trình hẹn hò tăng lượt rating, cũng là cách mà Hành lý tình yêu đang có được. Liệu rằng, đây có phải là hướng đi khi sự “nổi tiếng” luôn đi kèm với “tai tiếng”?

Ở câu chuyện của chàng trai Huế có phát ngôn “nếu vợ không sinh được con trai sẽ ly hôn”, dù nhân vật chính đã “lên tiếng” nhưng trách nhiệm phải thuộc về nhà sản xuất. Bởi lẽ, việc kiểm tra thông tin từ người chơi phải được thực hiện kỹ ngay từ đầu. Như ở chương trình Bạn muốn hẹn hò, khi tham gia người chơi phải có giấy xác nhận độc thân của địa phương rõ ràng. Những sai sót đã xảy ra cho thấy khâu làm việc của các nhà sản xuất lỏng lẻo, thiếu chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm với nhân vật tham gia chương trình. Ở chiều diễn biến khác, nếu đó là chủ ý dàn dựng, đúng như trường hợp Công Hoàng phản ánh, thì nhà sản xuất lại càng đáng bị lên án và cần tẩy chay ngay lập tức. Bởi lẽ, đây là một vấn đề nhạy cảm, đi ngược đạo đức và không được phép “lên sóng” trên sóng truyền hình. Có thể thấy, không chỉ ở Hành lý tình yêu mà còn trong rất nhiều ồn ào, thay vì cùng người chơi xin lỗi thì nhà sản xuất, đài truyền hình đều chọn im lặng, như một cách chối bỏ trách nhiệm với công chúng.

Theo Thạc sĩ Tâm lý Trần Thị Thanh Trà: “Tôi không biết chương trình có yếu tố dàn dựng hay không, nhưng cho dù đó là chia sẻ tự nhiên của người tham gia thì nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực và nhà sản xuất đã phải loại bỏ nó ngay từ đầu, chứ không phải “mất bò mới lo làm chuồng”. Bởi, phát ngôn ấy đi ngược lại những gì chúng ta đã và đang cố gắng theo đuổi là bình đẳng giới tiến tới phát triển xã hội. Điều này có thể làm cho một nhóm công chúng dễ dàng bị ngộ nhận về giá trị, nhất là người trẻ”.

Có câu chuyện thương mại được đặt lên hàng đâu ở đây. Bởi những chiêu trò, “dặm mắm thêm muối” sẽ mang lại rating, mang lại hợp đồng quảng cáo đầy béo bở cho nhà đài, cùng nhiều khoản lợi nhuận siêu hời. Nhưng thương mại hay giải trí thì phải tạo ra tác động tốt cho xã hội chứ không tạo ra phản cảm, vô bổ. Chưa kể, chương trình còn truyền đi những thông điệp, định kiến đầy nguy hại, việc lạm dụng sự khác biệt trong chuẩn mực văn hóa vùng miền để tăng rating thật sự đã đi quá xa. Điều này đã khiến không ít người xem ái ngại và băn khoăn về những tác động của các game show này đến lối sống, nhận thức, tư duy của người xem, nhất là khán giả trẻ. “Game show là chương trình thực tế, nơi người chơi trải nghiệm các tình huống, chia sẻ cảm xúc, quan điểm sống nhưng hóa ra cũng chỉ là “vở kịch” và có quá nhiều “sạn”. Đặc biệt, nhiều game show được phát sóng trong giờ vàng của các kênh truyền hình lớn nhưng chẳng mang lại hiệu quả gì về giáo dục, định hướng kỹ năng, kinh nghiệm sống cho giới trẻ, chị Tuyết Khoa, một khán giả người Huế nhận xét.

Xuất phát từ thực tế có những sai phạm như thông tin sai sự thật, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam… Bộ TT&TT đã từng có những đợt rà soát, chấn chỉnh lại hoạt động cũng như dừng cấp phép một số game show truyền hình liên kết sản xuất. Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh bức tranh game show hỗn loạn như hiện nay, thì dường như những biện pháp đưa ra vẫn chưa phát huy được tác dụng trong việc quản lý hoạt động của dạng thức này. Ðã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những chế tài quản lý mạnh mẽ hơn để loại bỏ yếu tố phản cảm, bảo đảm nội dung lành mạnh và văn hóa trước khi phát sóng của các game show. 

Tôi không biết chương trình có yếu tố dàn dựng hay không, nhưng cho dù đó là chia sẻ tự nhiên của người tham gia thì nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực và nhà sản xuất đã phải loại bỏ nó ngay từ đầu, chứ không phải “mất bò mới lo làm chuồng”. Bởi, phát ngôn ấy đi ngược lại những gì chúng ta đã và đang cố gắng theo đuổi là bình đẳng giới tiến tới phát triển xã hội. Điều này có thể làm cho một nhóm công chúng dễ dàng bị ngộ nhận về giá trị, nhất là người trẻ.

(Thạc sĩ Tâm lý TRẦN THỊ THANH TRÀ)

 

 SƠN THÙY - HỒNG HẠNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top