Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Đồng hành cùng con đạt mục tiêu

Thứ Hai 13/12/2021 | 07:38 GMT+7

VHO- Câu chuyện bắt đầu từ một cậu bé ngày nào cũng ngồi bên bờ ao và nhìn xuống ao đăm chiêu suy nghĩ điều gì đó. Một hôm, có một vị khách nhìn thấy tò mò hỏi điều gì khiến cháu ngồi mãi thế. “Cháu thích ăn cá”, cậu bé trả lời. “Dễ thôi! Ta sẽ cho cháu 1 con cá”, vị khách liền nói và đi mua con cá đưa cho cậu bé, cảm thấy hạnh phúc vì mang lại niềm vui cho cậu.

 Từ câu chuyện cậu bé thích ăn cá mở ra nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ em (ảnh minh họa)

 Nhưng hôm sau, cậu bé vẫn ngồi bên bờ ao, vị khách tỏ ra khó hiểu vì đã cho cậu rồi mà cậu vẫn ngồi đây.

Những quan điểm riêng

Câu hỏi được đưa ra tại tọa đàm: Cha mẹ đồng hành “Người chiến thắng, không ngừng cố gắng” do tổ chức phi chính phủ Good Neighbor tổ chức mới đây với sự tham dự của các diễn giả là TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục), thầy Nguyễn Thế Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội), em Phương Vy, học sinh trường THCS Minh Khai (Hà Nội)... Các diễn giả đã bày tỏ quan điểm của mình về hành vi của cậu bé như TS Hoàng Trung Học cho là cậu thích ăn cá và ngồi chờ đợi những con cá tiếp theo. Thầy Hảo lại nghĩ cậu luôn chờ đợi điều tốt đẹp cho mình, trông chờ người khác chứ không tự chủ để tìm kiếm hạnh phúc. Em Phương Vy từ góc độ học sinh suy đoán cậu bé mong muốn một thứ khác, có thể chờ đợi được cho cần câu hơn là 1 con cá. Vì vị khách không cho cậu bé suốt đời được.

Tiếp theo câu chuyện, vị khách nọ đi về nhà và suy nghĩ có cách nào để cậu không buồn nữa. Hôm sau, ông trở lại với niềm vui nhân đôi cùng 1 cái cần câu vì nghĩ rằng cậu có thể tự mình câu cá. Nhưng hôm sau, ông khách ngạc nhiên vì cậu vẫn ngồi đó. Lúc này, các diễn giả lại đặt ra quan điểm một cách khái quát hơn: Khi đứa trẻ mong muốn điều gì, cha mẹ thường đáp ứng yêu cầu đó mà chưa nghĩ đến nhu cầu của cậu bé và đáp ứng rồi thì điều đó có thực sự tốt cho cậu hay không. Ở góc độ một giáo viên, thầy Hảo cho rằng, hành động của vị khách đúng đắn, không đáp ứng liên tục tạo tính ỷ lại cho trẻ mà tạo cơ hội để thúc đẩy trẻ. Trong khi đó, Phương Vy lại cho rằng, cậu bé cần được hướng dẫn sử dụng cần câu đó, vì chỉ có cần câu chưa đủ mà cần có hướng dẫn và chỉ bảo.

“Nếu là tôi thì tôi sẽ tiếp tục chờ đợi con cá. Do đó, người lớn phải chỉ cho cậu bé biết được là chỉ có cần câu mới mang lại ổn định lâu dài, phải có cần câu, được hướng dẫn cách câu và tạo mong muốn câu cá trong bản thân cậu. Bởi vì, lúc đó mới có cá để ăn chứ không thể ngồi chờ mãi con cá được…”, TS Hoàng Trung Học nói.

Trở lại câu chuyện, sau khi đưa cần câu, cậu bé vẫn ngồi đó, người khách nọ tự nghĩ là cách giúp đỡ của mình chưa đúng. Và hôm sau ông lại đến gặp cậu bé cùng mồi câu với suy nghĩ là đã cho cần câu, mồi câu thì cậu sẽ tự câu được cá. Nhưng không phải như vậy, cậu bé vẫn tiếp tục ngồi đó với chiếc cần câu và mồi câu. Lần này, thầy Hảo cho rằng, có thể nhu cầu cậu bé không phải con cá mà là mong muốn điều gì đó, thì cần phải tìm hiểu diễn biến tâm lý, mong muốn của cậu như thế nào để giúp đỡ. Em Phương Vy lại phỏng đoán cậu bé cần người lớn đồng hành, hỗ trợ cậu câu cá.

Cần giúp trẻ có động lực

Câu chuyện được người dẫn chương trình đưa ra để nói lên một thực tế hiện nay là các bậc cha mẹ hay thầy cô, có thể cho con đầy đủ vật chất, quần áo, thức ăn, cơ hội học tập, nhưng nhiều bạn nhỏ không tìm được hướng đi, không tìm được mục tiêu để cố gắng phát triển mà luôn cảm thấy mình chưa đủ động lực, không đủ năng lượng để đi trên con đường dài với mục tiêu của mình: “Chúng ta cho trẻ nhiều thứ nhưng cậu bé không muốn làm gì để đạt mục tiêu của mình. Chính vì vậy, việc giúp trẻ có động lực là rất quan trọng”, người dẫn chương trình nhấn mạnh.

Theo TS Hoàng Trung Học, tất cả mọi đứa trẻ đều có nhu cầu của mình, như đứa trẻ trong câu chuyện là nhu cầu ăn cá. Nhưng cách tiếp cận của người lớn lại khác nhau, có người đưa ra cộng cụ, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể thành công và đạt kết quả mỹ mãn. Có cần câu, mồi câu, nhưng cậu bé không đủ nỗ lực ý chí, kiên trì để vượt qua khó khăn trong quá trình câu cá, do đó cần sự đồng hành, tương tác hỗ trợ ở bên để tạo động lực. Về ý kiến cho rằng, cậu bé chờ con cá nhảy lên bờ, điều này cũng là bình thường bởi lứa tuổi học sinh là sống có mơ ước, nhưng đôi khi mơ ước quá lớn thành khát vọng viển vông, nên các bạn không đạt được mục tiêu. Khả năng kiên trì để đạt thành công không có, không lường trước được những khó khăn.

Do đó, phụ huynh phải giúp con nhìn được mục tiêu, giúp con hoạnh định các kế hoạch và đồng hành cùng con, đưa ra hình mẫu, người mà con muốn trở thành trong tương lai, từ đó đặt ra các các mục tiêu trung hạn, ngắn hạn. Tuy nhiên, đôi khi chính cha mẹ lại đặt áp lực học hành lên trẻ lớn hơn năng lực của con. “Cha mẹ kỳ vọng hơn năng lực của con là không sai vì muốn tương lai của con tốt hơn. Nhưng mỗi đứa trẻ có khả năng học tập khác nhau, tiếp thu khác nhau, kỹ năng xã hội khác nhau. Cha mẹ tìm hiểu con mình muốn gì, định hướng để không quá năng lực của con. Nếu bố mẹ áp đặt thì con cái cần tâm sự với bố mẹ, là năng lực của con chỉ được như thế này, nếu bố mẹ vẫn không chịu thì tìm sự giúp đỡ của thầy cô giáo nói lại với bố mẹ. Chẳng hạn con thích thời trang nhưng cha mẹ muốn con học toán. Hoặc trẻ học chuyên toán nhưng lại hướng cho học luật vì kỹ năng xã hội của con tốt”, TS Hoàng Trung Học nói.

Có cha mẹ áp đặt con vào học trường chuyên, lớp chọn mà không biết mong muốn của con như thế nào thành ra con học là cho bố mẹ, thi cho bố mẹ chứ không phải cho chính bản thân mình. Khi đứa trẻ không đủ năng lực mà cha mẹ bắt buộc không chỉ là áp lực mà còn làm thui chột chính bản thân con mình. Nếu con không theo kịp sẽ tự ti, kéo theo nhiều tiêu cực về tâm lý. Cần phải hiểu rằng, xã hội hiện đại thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào bằng cấp, chất lượng nguồn nhân lực không phụ thuộc vào nơi đào tạo mà phụ thuộc vào ý chí của trẻ. Đừng nghĩ rằng, trẻ học ở trường danh tiếng này kia là mặc định chúng sẽ ổn trong tương lai mà thực tế, sau này trẻ làm việc phải cạnh tranh bằng năng lực, mà năng lực đó lại không phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở đào tạo. Điều cần thiết cho trẻ là phải thống nhất, đoàn kết tìm ra được mục tiêu và đồng lòng cùng con đạt mục tiêu đó. 

 THẢO LAM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top