Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cô gái “nghiện” nhặt rác, cứu sinh vật biển

Thứ Tư 29/12/2021 | 11:06 GMT+7

VHO- Cô gái Trà Thanh Tú có một sở thích đặc biệt gắn liền với môi trường và sự sống của thiên nhiên, đó là cống hiến thời gian, sức lực để cứu sinh vật biển, dọn rác thải dưới đáy Sơn Trà, và hạnh phúc nhất là khi thấy đại dương được trả lại sự trong lành.

 Bơi như một con rái cá, Trà Thanh Tú đã có hàng chục năm tận tụy với “nghề” cắt lưới ma giải cứu sinh vật biển, san hô và những loài tôm, cá nhỏ

 Bơi thoăn thoắt như một con rái cá, Trà Thanh Tú đã có hàng chục năm tận tụy với “nghề” cắt lưới ma giải cứu sinh vật biển, san hô và những loài tôm, cá nhỏ. Thanh Tú cho biết, cô có thể lặn sâu nhất tới khoảng 15m, nếu sử dụng ống thở và chân nhái thì có thể bơi cả ngày mà không sợ bị đuối sức. Lần đầu tiên được đến Sơn Trà, Thanh Tú đã bị cuốn hút bởi những sinh vật bé nhỏ, đẹp đẽ. Con cá, con tôm vớt lên bờ thì nằm duỗi đơ chẳng có sức sống, nhưng ở dưới nước chúng lại sinh động tuyệt vời khiến chị Tú mê mẩn.

Hoạt động trong ngành du lịch gần chục năm nay, Trà Thanh Tú thường tổ chức tour đưa đón khách, trải nghiệm thiên nhiên quanh vùng biển Sơn Trà. Mỗi lần đưa khách đi tham quan, Tú luôn nhắc nhở mọi người phải có ý thức giữ gìn môi trường, không xả rác bừa bãi. “Trong hành trình tour, gặp rác ở đâu là mình cúi xuống lượm, bỏ vào bao, một phần đó là thói quen, một phần muốn nhắc nhở du khách có ý thức làm theo. Có những lúc lang thang ở bãi biển, gặp nhóm khách ăn nhậu vứt vỏ lon bia, lá, giấy gói... bừa bãi ra cát, mình tới nhắc nhở nhưng họ không những không nghe mà còn hù dọa lại mình, đợi khi họ tan cuộc rồi mình quay lại lượm rác. Ngoài một số người không có ý thức, đa phần du khách đều hiểu rõ xả rác ở biển là không nên, nhưng trong môi trường nước khó kiểm soát họ vô tình đạp phải san hô, hoặc để rơi rác xuống biển”, chị Tú chia sẻ.

Trong túi Thanh Tú luôn có một chiếc kéo sắc để cắt lưới ma, giải cứu cá, san hô dưới đáy biển. Lưới ma là lưới của những người đánh bắt cá không chuyên, chủ yếu là khách du lịch thả xuống bắt cá tôm rồi lưới bị vướng san hô không kéo lên được. Cá, tôm nhỏ mắc vào lưới chết thối rữa, trong đó có cả những loài cá quý hiếm. Chiếc lưới sau khi mắc bị sóng đẩy qua lại kéo gẫy rạn san hô. Những hoạt động này đã hủy hoại nghiêm trọng đến đời sống sinh vật biển, môi trường và thiên nhiên.

 Trà Thanh Tú lặn xuống đáy biển thu dọn rác thải

Dưới biển cũng lơ lửng nhiều dây câu do du khách vứt lại. Thanh Tú cho biết, mình đã từng bị dây câu cuốn cổ chân nên biết rõ sự nguy hiểm trong trường hợp này. Đó là khi cô vừa cắt lưới ma khỏi đám san hô lớn, ngoi lên mặt nước còn cách một gang tay thì bị dây câu cuốn vào chân. Người đi biển lâu năm như Tú có thể bình tĩnh lặn xuống và cắt dây thoát lên bờ, nhưng đối với người mới biết bơi hoặc không có kinh nghiệm sông nước thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Có lần ở Hòn Chảo, gặp tàu nơi khác đến Đà Nẵng đánh bắt hải sâm, Thanh Tú đã gọi điện thoại báo biên phòng đến xử lý. Rồi bãi Nam rạn san hô rất cạn, khách đi chơi có người lặn ngắm thấy san hô đẹp, liền bẻ về trưng bày. Thấy mỗi người cầm một bịch san hô, Tú “xót” quá chạy tới xin họ thả lại xuống biển. “Họ không biết rằng san hô còn sống đẹp vậy thôi, chứ ra khỏi môi trường nước biển nếu không biết cách xử lý sẽ bị bốc mùi, thối rữa, mang về cũng phải vứt đi. Hai năm qua do dịch bệnh nên ít người lên Sơn Trà lặn biển, nhờ đó mà môi trường cũng sạch hơn, các rạn san hô được hồi phục nhanh, có những rặn khổng lồ bị đạp gẫy nay đã nảy mầm mới”, Tú vui vẻ cho biết.

Thỉnh thoảng, Trà Thanh Tú lại tổ chức các tour miễn phí cho học sinh, sinh viên, đồng thời tham gia làm sạch rác trôi dạt vào các bãi hoang. Hiện nay, các rạn san hô tự nhiên ở bán đảo Sơn Trà đang bị xâm hại nghiêm trọng. Tú nhận định, nếu để Đà Nẵng khai thác du lịch một cách bền vững thì việc bảo vệ biển nói chung và bảo vệ rạn san hô, các sinh vật biển là một vấn đề vô cùng cần thiết. Trong đó đòi hỏi ý thức cao của những người làm du lịch, khách tham quan, cộng thêm chế tài, quy định chặt chẽ của cơ quan quản lý đối với những hành vi tác động tiêu cực đến môi trường biển như xả rác, đánh bắt hải sản, san hô trái phép... 

 NGỌC HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top