Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Người thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường” ​​​​​​​:Chỉ là khúc mắc trong giao tiếp, đừng đẩy sự việc đi quá xa

Thứ Hai 03/01/2022 | 08:22 GMT+7

VHO- Liên quan đến câu chuyện về phát ngôn của nhân viên bán vé tại Bảo tàng TP.HCM vừa qua, “Người thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường” được phản ánh trên một số phương tiện truyền thông, MXH khiến dư luận hiểu lầm, nghĩ rằng Bảo tàng TP.HCM đang “ghét bỏ” áo dài, tìm cách tận thu khi có khách đến tham quan (Văn Hóa có bài trên số báo 157 ngày 31.12)… , trao đổi với phóng viên vào hôm qua 2.1, bà Phạm Dương Mỹ Thu Huyền, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM cho biết, đang hoàn chỉnh báo cáo tường trình toàn bộ sự việc gửi Sở VHTT TP.HCM cũng như các cơ quan liên quan.

 Đoàn Thanh niên TP Thủ Đức đến Bảo tàng TP.HCM trong khuôn khổ Hành trình theo dấu chân Người

“Trước đó, khi sự việc xảy ra, Ban Giám đốc Sở VHTT TP có đề nghị Bảo tàng làm rõ sự việc. Tôi đã báo cáo qua điện thoại với Ban giám đốc Sở diễn biến cũng như hướng giải quyết của Bảo tàng để Sở nắm rõ. Bên cạnh đó, tôi cũng đã trình bày với Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) về nội dung này. Dự kiến báo cáo chính thức bằng văn bản sẽ gửi đến các cơ quan liên quan trong ngày 4.1”, bà Huyền cho hay. Trao đổi thêm với phóng viên, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM nói rằng, sau sự việc, bà có xem lại trang facebook của anh Đoàn Thành Lộc thì được biết anh thường xuyên đến các bảo tàng để tham quan, giảng bài, thuyết minh,… điều đó cho thấy anh là vị khách thân thiết với bảo tàng, là người rất yêu di sản văn hóa. Do đó sự việc hiểu nhầm vừa qua có thể phần nào làm cho anh và nhóm bạn trẻ bị hụt hẫng, ít nhiều thất vọng về Bảo tàng. Do vậy qua đây bà mong anh Lộc và nhóm bạn trẻ thông cảm, vì đó chẳng qua là gút mắc trong quá trình giao tiếp, hai bên chưa hiểu nhau.

“Trong sự việc ngày hôm đó, Chủ nhật 26.12, nhóm anh Lộc có tổ chức offline nhưng chúng tôi không được biết. Nếu như anh có liên hệ trước với chúng tôi là vào Bảo tàng để tổ chức sinh hoạt, chứ không phải vào tham quan bình thường, vì thực ra offline cũng là một sự kiện với mức độ nhóm của anh, thì phía Bảo tàng đã có hỗ trợ phù hợp và đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vừa qua. Và như tôi có trình bày lần trước, cô nhân viên bán vé tường trình lại là các bạn trong nhóm nói không thống nhất, người thì bảo vào tham quan bình thường, người cho rằng có tổ chức sự kiện…”. Theo bà Huyền, Bảo tàng luôn tạo mọi điều kiện cho khách tham quan, vì đó là chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng. Tuy nhiên, khi khách cần trao trao đổi về những nội dung ngoài mức độ này, dù cũng liên quan về di sản thì Bảo tàng mong muốn có sự phối hợp, trao đổi trước từ các đơn vị. “Nhân đây tôi cũng muốn chuyển lời đến anh Đoàn Thành Lộc, nếu anh là người nghiên cứu kỹ về di sản, Bảo tàng có thể mời anh làm cộng tác viên của Bảo tàng để giới thiệu di sản sau này…”, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM chia sẻ.

Quan tâm câu chuyện này, TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam chia sẻ với Văn Hóa: “Tôi cho rằng cả hai phía đều đang có những điều không rõ ràng, đều xử lý theo kiểu tự suy đoán, tự bình luận chứ chưa căn cứ trên thực tế. Nếu như cả hai bên mà hợp tác với nhau, chia sẻ với nhau thì câu chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Có thể qua câu chuyện này thì nhóm bạn trẻ hơi quá tự ái, bức xúc… Tuy nhiên chúng ta đừng đẩy sự việc đi quá xa, đừng để tất cả đều bị tổn thương”. 

 Hưởng ứng “Chương trình kích cầu du lịch mừng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022”, Bảo tàng TP.HCM thực hiện giảm 30% giá vé cho tất cả khách tham quan từ ngày 1.1 - 15.2.2022. Được biết, mức giá dành cho khách tham quan khi chưa áp dụng chính sách giảm giá là 30.000 đồng/khách/lượt. Các đối tượng là trẻ em (từ 6-16 tuổi); học sinh - sinh viên các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; người cao tuổi Việt Nam, người khuyết tật nặng được giảm 50% giá vé. Trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí. Chính sách giá này thực hiện căn cứ theo Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM.

Ngoài mức vé dành cho khách tham quan, Bảo tàng TP.HCM khai thác dịch vụ trong giờ hành chính (tính theo lượt, một lượt không quá 4 giờ, không phân biệt máy chụp ảnh là máy cơ, máy điện từ, điện thoại…) đối với một số dịch vụ như: Chụp ảnh lưu niệm, chụp ảnh cưới; quay phim và chup ảnh cưới; chụp ảnh kỷ yếu, làm bài thực tập dành cho học sinh - sinh viên; chụp ảnh có yếu tố nghệ thuật;… Trong đó, chụp ảnh lưu niệm là 20.000 đồng/máy (không trang bị, đầu tư trang phục, phụ kiện,…); chụp ảnh cưới 500.000 đồng/máy (gồm cô dâu, chú rể và ê kíp phục vụ chụp ảnh tối đa 3 người; không nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo)…

 

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top