Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Cần xử lý nghiêm hành vi thờ ơ, vô cảm

Thứ Hai 03/01/2022 | 08:47 GMT+7

VHO- Thời gian qua, tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Nhiều vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến tử vong khiến dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ. Như vừa qua, đối tượng Nguyễn Võ Quỳnh Trang, 26 tuổi, ở TP.HCM bị bắt ngày 28.12 với cáo buộc hành hạ gây ra cái chết của bé gái 8 tuổi; sau đó, tối 30.12, Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ quận 1, TP.HCM) do có hành vi đồng phạm với người tình Nguyễn Võ Quỳnh Trang;…

 

 Từ vụ trên cho thấy, phần lớn các vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em hầu hết là do những người thân yêu, sống chung cùng gia đình gây ra và đa số thường rơi vào những cuộc hôn nhân không bền vững vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tội ác không thể dung thứ, đó là cha ruột, mẹ ruột lại thờ ơ, vô cảm và nhẫn tâm đến mức cùng là đồng phạm với người tình để hành hạ, đánh đập chính đứa con ruột của mình. Và những người cha, người mẹ ruột đó phải bị pháp luật trừng trị một cách thích đáng, vì họ không có lương tâm, không phải là “con người”.

Hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ được ngăn chặn nếu phát hiện kịp thời nhưng trên thực tế, tình trạng thờ ơ, vô cảm của người thân trong gia đình và những người xung quanh là thực trạng đáng lo ngại và báo động. Hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em diễn ra trong một thời gian dài nhưng người thân, hàng xóm, kể cả ban quản lý thôn, tổ dân phố,… không chủ động trình báo do tâm lý e ngại, sợ trả thù hoặc lấy lý do chưa đủ chứng cứ. Hiện nay, các cơ quan bảo vệ, tư vấn và giúp đỡ trẻ em gồm: Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, công an các cấp, UBND cấp xã hoặc Tổng đài 111. Khi các em bị bạo hành, bị xâm hại đều có liên lạc đến các địa chỉ này để được can thiệp, xử lý và bảo vệ kịp thời. Tuy nhiên, những kênh thông tin này không phải ai cũng biết để trình báo, nhất là trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo hành, xâm hại.

Trẻ em bị bạo hành, xâm hại, nếu chưa bị phát hiện, thì trước hết các em cần phải lên tiếng để được tư vấn, bảo vệ. Ngay cả khi các em sống trong gia đình được xem là hạnh phúc nhưng bố mẹ lại dùng roi vọt để giáo dục thì các em vẫn có quyền trình báo để cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Muốn vậy, gia đình, trường học, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cần phải hướng dẫn để mọi trẻ em biết đến quyền và tự bảo vệ mình khi cần thiết.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải công khai số điện thoại, đường dây nóng bảo vệ trẻ em, sao cho các em trong lứa tuổi cần được bảo vệ phải tiếp cận được với số điện thoại, đường dây nóng này để trình báo, khi các em cảm thấy dấu hiệu hoặc có hành vi bạo hành, xâm hại đối với mình. Khi nhận thông tin trình báo, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là cơ quan công an phải cử ngay lực lượng tiếp cận, xử lý, bất kể thời gian nào. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần quản lý, giám sát các gia đình có trẻ em sinh sống nhưng bố mẹ không chấp hành pháp luật, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc hoặc bố mẹ rơi vào tình trạng nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè bê tha,… để có biện phải can thiệp, hỗ trợ và xử lý theo quy định.

Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ là trách nhiệm của gia đình, chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của cộng đồng,… Việc trình báo hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em cần phải thực hiện ngay khi có dấu hiệu chứ không đợi đến khi xảy ra hành vi. Người trình báo phải được cơ quan chức năng giữ bí mật thông tin, được bảo vệ, khen thưởng và ngược lại, pháp luật phải có chế tài để xử lý nghiêm đối với hành vi thờ ơ, vô cảm hoặc biết nhưng không trình báo. Có như vậy, mới hạn chế những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em xảy ra như thời gian qua.

 ĐỖ VĂN NHÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top