Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lâm Đồng: Khám phá kiến trúc độc đáo Biệt điện vua Bảo Đại ở Đà Lạt

Thứ Hai 03/01/2022 | 10:44 GMT+7

VHO - Biệt điện vua Bảo Đại hay còn gọi là Dinh 3 Đà Lạt (1 Đường Triệu Việt Vương, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) là dinh thự tráng lệ với lối kiến trúc châu Âu độc đáo, gắn liền với vị vua cuối cùng của triều Nguyễn – Bảo Đại. Biện điện được 2 vị kiến trúc sư nổi tiếng Huỳnh Tấn Phát và kiến trúc sư người pháp Paul Veysseyre thiết kế; xây dựng năm 1933 đến năm 1938 thì hoàn thành. Trải qua, thời gian dài nhiều biến cố lịch sử, biệt điện vẫn tồn tại và trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế. 

Du khách tham quan, khám phá cảnh quan tại Biệt điện vao Bảo Đại

Dấu ấn của vị vua cuối cùng triều Nguyễn

Đến Đà Lạt những ngày này, chúng tôi được khám phá nhiều công trình kiến trúc độc đáo như: Nhà thờ Con Gà, ga Đà Lạt, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt…, những ấn tượng nhất là Biệt điện vua Bảo Đại.

Biệt điện vua Bảo Đại được xây dựng giữa khu rừng Ái Ân, trên ngọn đồi cao trên 1540 m so với mực nước biển. Nơi đây chính là nơi mà gia đình vua Bảo Đại sinh hoạt và làm việc. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt điện Quốc trưởng. Trải qua hơn 80 năm lịch sử nhưng Biệt điện vua Bảo Đại vẫn giữ được nét nguyên vẹn, cổ kính ban đầu. Phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ bố cục hình kỷ hà theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp.

Tầng trệt là tầng làm việc và tiếp khách của vua Bảo Đại lúc bấy giờ. Các cuộc hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ đều được tổ chức long trọng ở đây. Bước vào trong dinh là phòng tiếp tân. Phía bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; và phía bên trong là phòng giải trí của vua.

Điểm đặc biệt trong kiến trúc Biệt điện vua Bảo Đại là có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cổ kính chuẩn Châu Âu và thiên nhiên trong lành, xanh mát. Các đồ dùng trong phòng làm việc đều được bài trí một cách khoa học và không gian thông ra bên ngoài bởi hành lang rộng và các ô cửa sổ kính bằng khung thép chắc chắn. Tầng 2 là nơi sinh hoạt riêng tư của gia đình vua Bảo Đại. Ở đây có phòng ngủ của vua Bảo Ðại, Nam Phương Hoàng hậu, hoàng tử Bảo Long, công chúa Phương Mai, công chúa Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Ngoài ra, tầng 2 còn thiết kế Lầu Vọng nguyệt để vua và hoàng hậu ngắm trăng, đắm chìm vào cảnh thiên nhiên xanh mát, hít thở bầu không khí trong lành của Đà Lạt.

Hiện nay, Biệt điện vua Bảo Đại là nơi lưu trữ rất nhiều kỉ vật, cổ vật quý giá dưới thời cung đình Huế như ngọc tỷ của hoàng đế, ấn tín quân sự và những sản vật mà vua Bảo Đại săn bắt được. Ngoài ra, tại đây còn xây dựng hầm rượu lớn, với những bình rượu quý hiếm từ thời Pháp thuộc. Sau khi vua Bảo Đại lưu vong thì dinh chính là nơi nghỉ dưỡng cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, dinh thuộc Ban tài chính quản trị Tỉnh uỷ Lâm Đông, và được giao về cho Công ty dịch vụ Xuân Hương quản lý từ năm 2000.

Đến điểm du lịch hút khách

Mang đậm nét kiết trúc Châu Âu, Biệt điện vua Bảo Đại luôn gợi nhớ nhiều câu chuyện gắn liền với vị Hoàng Đế cuối cùng của triều đại Phong kiến Việt Nam. Công trình kiến trúc này để lại khá nhiều ấn tượng với bất cứ du khách nào có dịp đến tham tham quan.

Ngai vàng vua Bảo Đại tai biệt điện

Theo Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng, đã từ lâu Biệt điện vua Bảo Đại đã trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến với Đà Lạt. Trước thời điểm chưa có dịch Covid-19, Biệt điện vua Bảo Đại luôn có đông đảo người đến tham quan, phần vì không gian cảnh quan và kiến trúc tại đây khá đẹp, phần tò mò muốn khám phá về nơi ở của vua Bảo Đại xưa. Hiện nay, do dịch bệnh Covidd-19 nên du khách đến đây không nhiều, chủ yếu là những du khách thích khám phá kiến trúc văn hóa.

Ông Cao Trọng Hoàn, từng là sinh viên Trường Đại học Đà Lạt, cho biết: Tôi biết về Biệt điện vua Bảo Đại từ hồi còn là sinh viên cách đây 15 năm. Tuy nay không ở Đà Lạt nữa nhưng mỗi lần trở lại Đà Lạt tôi và gia đình đều ghé thăm nơi này, bởi nó là một tòa lâu đài giữa chốn thiên nhiên bình yên, thoáng đãng với cây cỏ, hoa lá bao bọc rất đẹp. Nơi đây những thành viên gia đình tôi cũng hiểu thêm về lịch sử triều Nguyễn với vị vua cuối cùng Bảo Đại.

Trong khi đó, ông Lê Hồng Thanh, một quản lý du lịch nghĩ dưỡng ở Đà Lạt, cho biết: Kiến trúc toàn diện của Biệt điện vua Bảo Đại khá hài hòa với thiên nhiên, khiến cho nơi này luôn mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thanh thoát. Tiêu biểu là nơi tầng trệt, các phòng làm việc đều có cửa chính thông ra ngoài hoặc của sổ bằng kính hay ở tầng 2 còn có lầu Vọng Nguyệt ngay phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng, là không gian thoáng đãng để ngắm trăng rất lãng mạn nên thơ.

Theo ông Thanh, không chỉ là một công trình kiến trúc mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của thành phố du lịch Đà Lạt, mà nơi đây còn còn là một không gian sống rất đặc trưng. Do đó du khách khi đến Đà Lạt đều ghé điểm du lịch này. Tại đây, du khách có thể cảm nhận rõ nhất sự hài hòa tuyệt vời giữa kiến trúc, không gian sống của con người và thiên nhiên nơi phố núi. Là người đam mê tìm hiểu lịch sử văn hóa, chắc hẳn sẽ rất thích thú, và là một lần trải nghiệm khó quên khi ghé thăm nơi đây.

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top