Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc – 2021 tại TP.HCM

Thứ Hai 03/01/2022 | 23:58 GMT+7

VHO – Tối 3.1, Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2021 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTT TP.HCM tổ chức chính thức khai mạc tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Liên hoan diễn ra từ ngày 3-17.1 tại nhiều sân khấu trên địa bàn TP.

Kịch hát Thành phố gì kỳ với sự tham gia của NSƯT Thành Lộc và các nghệ sĩ - Một tiết mục biểu diễn giao lưu tại Liên hoan

Tham dự Liên hoan có ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM.

Liên hoan quy tụ 20 đơn vị sân khấu tại TP.HCM với 26 vở diễn và gần 800 nghệ sĩ, diễn viên tham gia. Với quy mô tham gia Liên hoan cho thấy, các đơn vị, diễn viên và nghệ sĩ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để mang đến Liên hoan những chương trình nghệ thuật đặc sắc. Các vở diễn tham dự Liên hoan sẽ diễn ra tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và nhiều sân khấu kịch trên địa bàn. 

Ông Trần Hướng Dương, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan cho biết, Liên hoan Kịch nói lần này diễn ra trong không khí kỷ niệm 100 năm Kịch nói Việt Nam, là cơ hội để các nghệ sĩ có dịp phô diễn tài năng cũng như khát khao sáng tạo, khát khao cống hiến, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê với nghề nghiệp. “Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 được tổ chức tại TP.HCM là một cố gắng lớn của các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp đang hoạt động tại TP, địa phương chịu tổn thất vô cùng nặng nề, mọi hoạt động văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn bị ngưng trệ. Liên hoan sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho lòng yêu nghề vượt mọi khó khăn của các nghệ sĩ, phản ánh trung thực, đầy đủ hiện trạng kịch nói Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, ông Dương bày tỏ. 

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh ý nghĩa của Liên hoan

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, "Liên hoan Kịch nói toàn quốc là hoạt động luôn được công chúng yêu nghệ thuật mong đợi. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị nghệ thuật Kịch nói trong và ngoài công lập được giao lưu, trau dồi thêm nghề, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật. Đồng thời, sân chơi này sẽ tôn vinh những sáng tạo trong lao động nghệ thuật, các văn nghệ sĩ xuất sắc. Qua đây, giúp cho các cơ quan quản lý và các tổ chức tìm ra giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp thực tiễn vận động của văn học nghệ thuật nước nhà".

Được biết, 20 đơn vị tham gia Liên hoan gồm: Nhà hát Kịch TP.HCM, Nhà hát Thế giới trẻ; Công ty cổ phần Sử Việt; Công ty TNHH giải trí Hero Film; Công ty TNHH Hoàng Thái Thanh; Công ty TNHH đào tạo Truyền thông và Giải trí Media; Hội Sân khấu TP.HCM; Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B; Công ty cổ phần Sân khấu và Điện ảnh Vân Tuấn; Công ty cổ phần công nghệ giải trí Hồng Hạc; Công ty TNHH tổ chức biểu diễn Phiêu Linh; Công ty TNHH MTV xúc tiến thương mại và tổ chức biểu diễn TKC; Công ty cổ phần truyền thông GODI; Công ty TNHH Gia Bảo; Công ty CPDV truyền thông quảng cáo Sài Gòn phẳng; Công ty TNHH dịch vụ và giải trí Lê Nguyễn – sân khấu Sen Việt; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM; Công ty TNHH Thentertainment; Công ty Đa phương tiện Nam Phong và Công ty TNHH nghệ thuật giải trí Sao Minh Béo. 

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VHTT, đồng Trưởng Ban tổ chức và NSND Giang Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, tặng hoa cho các đơn vị

Đồng hành cùng Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2021 tại TP.HCM, hưởng ứng sự vận động của Sở VHTT TP.HCM, Công ty Thủy sản Biển đông đã hỗ trợ cho các đơn vị nghệ thuật tham gia Liên hoan 200 triệu đồng, nhằm chia sẻ khó khăn với các đơn vị trong điều kiện chịu nhiều tác động của dịch bệnh.

Hội đồng Nghệ thuật Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2021 gồm các thành viên: NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng; NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; NSƯT Lê Chức, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; NSND Nguyễn Thị Lệ Ngọc, Chủ tịch sân khấu Lệ Ngọc; Nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM; NSƯT Nguyễn Sỹ Tiến, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ và NSƯT Đỗ Trường An, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức và Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt NamTrịnh Thúy Mùi, tặng hoa Hội đồng Nghệ thuật

Sau lễ khai mạc, các đại biểu đã được xem vở kịch mở màn Cuộc hành trình tìm bức chân dung (Tác giả: Khánh Hoàng; Đạo diễn: Hoàng Tấn), đơn vị Nhà hát Kịch TP.HCM. Vở diễn nói về tấm lòng của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ này từng gây ấn tượng khi vượt lên chất lượng một tác phẩm tốt nghiệp của đạo diễn - diễn viên trẻ Hoàng Tấn.

Theo lịch của Ban tổ chức, các vở diễn dự thi tiếp theo cụ thể như sau: Thi thể thứ tư (9h ngày 4.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Thiên sứ (20h, ngày 4.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Thành phố tình yêu (9h ngày 5.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Khóc giữa trời xanh (20h ngày 5.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Mưa bóng mây (9h ngày 6.1, Trường Múa), Bạch Hải Đường (20h ngày 6.1, Nhà Thiếu nhi Quận 10), Sự sống (9h ngày 7.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Lạc giữa biển người (20h ngày 7.1, Phim trường Truyền thông số 5B Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp), Tình lá diêu bông (9h ngày 8.1, Hội Nghệ sĩ Sân khấu TP.HCM), Ngã rẽ (20h ngày 8.1, Sân khấu Kịch Hồng Vân).

Một cảnh trong vở Cuộc hành trình tìm bức chân dung

Vở Tấm và Hoàng hậu (9h ngày 9.1, Nhà Văn hóa Thanh niên), Câu hò đất Mẹ (20h ngày 9.1, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM), Chuyện làng (14h ngày 10.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Blouse trắng (20h ngày 10.1, Sân khấu Trịnh Kim Chi), Khúc nguyệt cầm (14h ngày 11.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Nắng chiều (20h ngày 11.1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM), Ngược gió (9h ngày 12.1, Nhà hát Thế giới Trẻ Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM), Mảnh vỡ (20h ngày 12.1, Trung tâm Văn hóa Hòa Bình), Bến mười ba (9h ngày 13.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Công lý như mặt trời (20h ngày 13.1, Hội Nghệ sĩ Sân khấu TP.HCM), Sài Gòn có một ngã tư (9h ngày 14.1, Nhà Thiếu nhi Quận 10), Thử thách tử thần (20h ngày 14.1, Nhà hát Thế giới Trẻ Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM), Bao giờ mẹ lấy chồng (9h ngày 15.1, Nhà hát Thế giới Trẻ Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM), Thành Thăng Long thuở ấy (20h ngày 15.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Ngôi nhà trên thuyền (9h ngày 16.1, Sân khấu Kịch Hồng Vân).

THÙY TRANG - HỒNG HẠNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top