Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Mở cửa thì mới phục hồi

Thứ Sáu 07/01/2022 | 10:39 GMT+7

VHO- Sau khi thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1, Chính phủ đã cho phép mở rộng đối tượng tham gia vào chương trình thí điểm và đồng ý với một số đề xuất của Bộ VHTTDL nhằm định hướng, mở đường cho ngành Du lịch, các địa phương và doanh nghiệp khôi phục hoạt động du lịch trở lại.

 Sẽ mở rộng phạm vi đón khách đến Việt Nam Ảnh: ĐỨC HOÀNG

 Theo Tổng cục Du lịch, thời gian qua, nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 được triển khai. Việc tiêm vắc xin trên cả nước đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đã công nhận “hộ chiếu vắc xin” của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như đang tích cực trao đổi với các đối tác khác về công nhận lẫn nhau đối với “hộ chiếu vắc xin”. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam mở lại hoạt động du lịch quốc tế nói riêng và phục hồi lại ngành Du lịch nói chung.

Thêm 2 địa phương thí điểm đón khách quốc tế

Mới đây, Chính phủ đã đồng ý cho 7 tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Đà Nẵng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ninh, Bình Định (thêm 2 tỉnh, thành phố so với giai đoạn 1) tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như đề xuất của Bộ VHTTDL theo 3 giai đoạn. Bộ VHTTDL cũng đã ban hành văn bản số 4122/HD- BVHTTDL về Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan để triển khai nhiệm vụ nói trên. Những chuyến bay đầu tiên đưa khách du lịch quốc tế đến các địa phương được lựa chọn thí điểm trong giai đoạn 1 là một tín hiệu tích cực cho ngành Du lịch Việt Nam, chứng minh rằng trong thời điểm hiện tại, mở cửa du lịch là một giải pháp cấp bách để giúp cho ngành Du lịch phục hồi, tiến tới mở cửa toàn bộ du lịch quốc tế.

Trong thời gian này, Bộ VHTTDL đang tiến hành các hoạt động truyền thông, quảng bá cho việc thí điểm mở lại du lịch quốc tế, đặc biệt là triển khai Chiến dịch xúc tiến, quảng bá Việt Nam đến các thị trường du lịch quốc tế mang tên “Live fully in Vietnam” - Sống trọn vẹn tại Việt Nam, chủ động kết nối với các hãng truyền thông quốc tế, làm việc với các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài để đẩy mạnh kế hoạch truyền thông, đảm bảo thông tin luôn được cập nhật đến với bạn bè quốc tế, tiếp tục duy trì xúc tiến, quảng bá du lịch trực tuyến và trên các kênh truyền thông quốc tế như CNN, CNBC. Trong năm 2022, dự kiến sẽ tổ chức gian hàng du lịch Việt Nam tại các hội chợ quốc tế lớn, kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức các roadshow quảng bá du lịch Việt Nam.

Việc đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được đảm bảo tuân thủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Du khách quốc tế có phản ứng rất tích cực khi tham các tour trọn gói, khám phá những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam, trải nghiệm các hoạt động thể thao, giải trí hấp dẫn, sôi động cũng như thư giãn, nghỉ dưỡng. Đồng thời, du khách cũng thể hiện sự yên tâm với các biện pháp phòng, chống dịch cũng như đảm bảo an toàn cho khách quốc tế của Việt Nam.

Đảm bảo an toàn, hiệu quả

Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai việc thí điểm đón khách du lịch quốc tế đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận: Mở rộng phạm vi đón khách du lịch đến Việt Nam trong giai đoạn 2 của lộ trình thí điểm, theo đó, cho phép người Việt Nam học tập, sinh sống ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam, người Việt Nam có thẻ xanh Mỹ, thẻ thường trú tại một số quốc gia tham gia Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Đây là nhóm đối tượng khách du lịch đang có nhu cầu về Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đối với phạm vi đón khách, Bộ đề nghị cho phép khai thác khách du lịch outbound (đưa khách Việt Nam ra nước ngoài) đối với các thị trường cho phép đón khách du lịch Việt Nam.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, quyền hạn tiếp tục triển khai công tác phối hợp mở cửa thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam bảo đảm an toàn, hiệu quả. Theo đó, Bộ Ngoại giao trao đổi với các quốc gia, vùng lãnh thổ để đẩy nhanh việc công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vắc xin”. Bộ Công an tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, doanh nghiệp dịch vụ lữ hành quốc tế triển khai các thủ tục cấp thị thực, nhập xuất cảnh theo quy định; đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự cho khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại Việt Nam theo chương trình thí điểm. Bộ GTVT triển khai nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ phục vụ khách du lịch inbound và outbound phù hợp với chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch Covid-19. Bộ Y tế đồng ý phương án đề xuất của các địa phương, cho phép khách du lịch được sử dụng các dịch vụ tại địa phương sau khi đi tour trọn gói 3 ngày và test PCR âm tính vào ngày thứ 3 của chương trình tour.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai phương án đón khách quốc tế đến Việt Nam bảo đảm an toàn, hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và theo Hướng dẫn 4122 của Bộ VHTTDL. Đồng thời, ưu tiên tiêm chủng cho người dân và người lao động trong ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Tăng cường phối hợp trong việc hỗ trợ tiếp nhận, giám sát y tế đối với du khách có nhu cầu ở lại thăm thân tại địa phương theo đăng ký. Có phương án cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp sớm đưa khách du lịch đến địa phương theo các chương trình tour trọn gói. Có các chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý, góp phần giảm giá thành, tăng sức hấp dẫn các gói kích cầu du lịch. Công khai các chính sách kích cầu, thông tin, điều kiện đón khách du lịch đến địa phương để doanh nghiệp chủ động tổ chức các chương trình du lịch.

Hiện nay, Bộ VHTTDL đang lấy ý kiến các Bộ, ngành về dự thảo Hướng dẫn tạm thời sửa đổi, bổ sung văn bản số 4122/HD-BVHTTDL về Hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Dự kiến, Hướng dẫn này được thực hiện từ tháng 1.2022 đến khi dừng việc thí điểm, mở lại hoàn toàn thị trường khách du lịch quốc tế. Đối tượng tham gia chương trình thí điểm là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân Việt Nam được tham gia vào chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế trong trường hợp đảm bảo các yêu cầu về hộ chiếu vắc xin, chứng nhận đãkhỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đãkhỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam; có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD; tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, sau đây gọi tắt là doanh nghiệp lữ hành; đảm bảo các điều kiện về xuất nhập cảnh. 

 NGUYỄN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top