Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến 2,5 tỷ cư dân thành phố

Thứ Bảy 08/01/2022 | 12:47 GMT+7

VHO- ​Một chất gây ô nhiễm khác trong không khí cũng có sức tàn phá khủng khiếp đối với sức khỏe, đó là các hạt mịn PM2.5 có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micron.

O nhiem khong khi anh huong den 2,5 ty cu dan thanh pho hinh anh 1

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người ở châu Âu. Ảnh: Reuters

Một nghiên cứu mới đây đăng trên The Lancet cho rằng các hạt mịn trong không khí ở các thành phố có thể gây ra 1,8 triệu ca tử vong sớm trong năm 2019.

Ngoài ra nitrogen dioxide (NO2) được cho là tác nhân đã gây ra nhiều trường hợp mới mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Theo The Lancet, khoảng 86% dân số thành thị trên thế giới, chiếm 1/3 nhân loại, đang hít thở bầu không khí ô nhiễm. Lancet Planetary Health thông báo quan sát đáng lo ngại này trong một nghiên cứu được công bố hôm 6/1 trên trang web của mình.

Trong một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí y khoa nổi tiếng này của Anh, các chuyên gia cũng cho biết do sự ô nhiễm này mà mỗi năm, gần 2 triệu trường hợp trẻ em mới bị mắc bệnh hen suyễn. Phần lớn tác nhân gây ra bệnh ở những đứa trẻ này là do hít phải khí NO2 từ ôtô, công nghiệp và nông nghiệp thải ra.

Sự ô nhiễm này tồn tại rất phổ biến ở nhiều ở các thành phố và khu vực đô thị, những nơi tập trung 2/3 số ca viêm phổi ở trẻ em mà NO2 này được coi là nguyên nhân.

Để thiết lập đánh giá này, các nhà nghiên cứu của The Lancet bắt đầu từ quan sát vệ tinh về sự hiện diện của chất NO2 trong hơn 13.000 khu vực đô thị. Nồng độ khí NO2 được ghi nhận trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2019 trên mỗi khu vực này được đối chiếu với số trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới ở trẻ em được ghi nhận ở đó mỗi năm.

Một công trình kiểm tra chéo của The Lancet cũng đã cho kết quả là 1,85 triệu trẻ em bị hen suyễn vì NO2 vào năm 2019. Con số này tương đương với 8,5% số trường hợp được quan sát thấy ở trẻ nhỏ trong cùng năm này. Nhưng đây mới chỉ là mức trung bình. Tỷ lệ này cao gần gấp đôi ở khu vực thành thị (16%), nơi số lượng trẻ bị nhiễm đang tăng lên đáng kể (+14%).

Cảnh báo hạt mịn

Một chất gây ô nhiễm khác trong không khí cũng có sức tàn phá khủng khiếp đối với sức khỏe, đó là các hạt mịn PM2.5 có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micron. Áp dụng phương pháp nghiên cứu tương tự, The Lancet cho rằng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết sớm của 1,8 triệu người trong năm 2019, chủ yếu là những người mắc bệnh tim mạch, ung thư phổi hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong hơn 13.000 thành phố và khu đô thị được nghiên cứu, nồng độ PM 2,5 vào năm 2019 là 35 microgam trên mét khối không khí. Con số này tương đương năm 2000 và gấp bảy lần so với giá trị giới hạn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. Tại các khu vực đô thị này, trung bình có 61 người trong số 100.000 người thiệt mạng vì loại hạt này vào năm 2019.

Mức độ bụi mịn thay đổi tùy theo các khu vực trên hành tinh. Trong thập kỷ qua, nồng độ chất này đã bùng nổ (+27%) ở các thành phố của Đông Nam Á. Ngược lại, trong 20 năm qua, tỷ lệ này đã giảm ở châu Phi (-18%), châu Âu (-21%), Bắc và Nam Mỹ (-29%).

Kết quả là, các khu vực đô thị của Ấn Độ và Đông Nam Á phải hứng chịu, từ năm 2010 đến 2019, tỷ lệ tử vong liên quan đến các hạt này tăng cao nhất. Số người chết liên quan đến bụi mịn đã tăng từ 63 người trên 100.000 người lên 84 trên 100.000, tăng 33% chỉ trong 10 năm.

Ở một số thành phố khác trên thế giới, xu hướng tỷ lệ tử vong do bụi mịn đã giảm, nhưng không phải nơi nào cũng vậy và cũng không phải do nồng độ bụi mịn giảm. Tại thành phố Canton (Trung Quốc), mức độ phơi nhiễm của dân số với PM2.5 đã giảm 14%, nhưng mức độ tử vong do bụi mịn gây ra lại tăng 10%.

Trong khi đó ở Luanda của Angola, tỷ lệ tử vong do chất này đã giảm 16% ngay cả khi nồng độ các hạt mịn tăng lên (+ 38%). Nghiên cứu của Lancet giải thích điều này là còn do các yếu tố khác ảnh hưởng đến cấu trúc nhân khẩu học của các thành phố, chẳng hạn như độ tuổi trung bình của cư dân, thu nhập của họ và sự chăm sóc y tế dành cho họ.

TTXVN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top