Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đẩy mạnh triển khai công tác văn hóa đối ngoại Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ Hai 10/01/2022 | 09:42 GMT+7

VHO- Triển khai công tác văn hóa đối ngoại Việt Nam được xác định nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

 Cần tiếp tục khẳng định sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện quốc tế lớn Ảnh: KIÊN CẬN

 Nâng cao sc mnh mm quc gia

Bộ VHTTDL đã thực hiện vai trò đi đầu, chủ lực trong việc thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, điển hình như: Ký kết và triển khai hiệu quả hơn 40 văn kiện hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước; tổ chức 20 chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các chuyến thăm chính thức nước ngoài; gần 50 chương trình Tuần/Ngày Văn hóa Việt Nam gồm nhiều loại hình đa dạng từ nghệ thuật biểu diễn, triển lãm mỹ thuật, trưng bày cổ vật, tuần phim, võ thuật cổ truyền, ẩm thực... được tổ chức trên khắp các châu lục, có trọng điểm tại các quốc gia có quan hệ láng giềng, đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược.

Nhiều chương trình lần đầu tiên được tổ chức tạo dấu ấn trong quan hệ đối ngoại, tiêu biểu phải kể đến 4 chương trình nghệ thuật tại Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Kennedy, biểu tượng văn hóa, nghệ thuật của Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ 2 nước; chương trình khai mạc Năm chéo Việt - Nga tại Moskva với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Phát huy thế mạnh của Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, các Lễ hội Văn hóa - Du lịch thường niên tổ chức tại Hàn Quốc, Nhật Bản đã thu hút hàng chục vạn người dân sở tại tham gia, góp phần hiệu quả vào đà tăng trưởng khách du lịch từ hai địa bàn trọng điểm hàng đầu này tới Việt Nam trong những năm trước đại dịch Covid.

Dấu ấn văn hóa cũng để lại hết sức đậm nét về hình ảnh một Việt Nam hòa bình, thân thiện, mến khách thông qua các chương trình văn hóa, nghệ thuật, tuần phim, triển lãm ảnh... phục vụ các sự kiện quốc tế lớn tại Việt Nam, điển hình như IPU 132, năm APEC 2017, Năm Chủ tịch ASEAN 2020, AIPA 41...

Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia khi tham gia các sự kiện quốc tế lớn. Ảnh KIÊN CẬN

Trong cơ chế hợp tác đa phương về văn hóa, Bộ VHTTDL thể hiện sự chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường vai trò, trách nhiệm quốc gia thành viên tại nhiều diễn đàn, cơ chế quan trọng về văn hóa - nghệ thuật như: UNESCO, ASEAN, ASEM, WIPO, IFACCA, BIE..., tham gia tích cực và hiệu quả 4 Công ước về văn hóa trong năm 2021. Đại diện cho Việt Nam đắc cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, bảo vệ thành công hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái, được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Năm vừa qua, lãnh đạo Cục Hợp tác quốc tế, đại diện Bộ VHTTDL với chức trách thành viên Ban Điều hành của Liên đoàn quốc tế các hội đồng nghệ thuật và cơ quan văn hóa (IFACCA) đã chủ trì nhiều hội nghị khu vực và quốc tế. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam phát huy vai trò chủ trì điều phối hợp tác văn hóa ASEAN thông qua các cơ chế Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hóa nghệ thuật ASEAN (AMCA), Quan chức cấp cao phụ trách văn hóa nghệ thuật ASEAN (SOMCA), Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN, điều phối viên quan hệ ASEAN - Hàn Quốc…

Xác định năm 2021 là năm xây dựng cơ chế, chính sách cho giai đoạn tới, Cục Hợp tác quốc tế đã tham mưu lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại; trình lãnh đạo Bộ ban hành 6 Kế hoạch; 4 Đề án của Bộ; tham mưu lãnh đạo Bộ ký 7 thỏa thuận quốc tế về hợp tác văn hóa với các nước. Đặc biệt, khi các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước được khôi phục trở lại, ngành Văn hóa tự hào đóng góp vào thành công chung của các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao. Các văn kiện hợp tác văn hóa với Nga được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thỏa thuận hợp tác văn hóa với Hàn Quốc được ký trong chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và triển lãm 45 năm quan hệ đối tác Việt Nam - UNESCO được Bộ VHTTDL phối hợp với Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azouley.

 Vẻ đẹp văn hóa Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu đậm với bạn bè quốc tế Ảnh: KIÊN CẬN

Lan ta giá tr văn hóa Vit Nam

Vượt qua rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, công tác văn hóa đối ngoại vẫn tỏa sáng với điểm nổi bật trong năm 2021 là Việt Nam tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai - sự kiện văn hóa đối ngoại lớn nhất trong 5 năm qua, quy tụ sự tham dự của 192 quốc gia và các tổ chức quốc tế lớn trong thời gian 6 tháng. Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2020 mang thông điệp “Hội tụ quá khứ, lan tỏa tương lai” đã thể hiện nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc giữ vững cam kết quốc tế và đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia, phát huy sức mạnh của giá trị văn hóa và sự sáng tạo của con người Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đưa màu sắc Việt Nam hòa cùng với những gam màu rực rỡ của thế giới.

Sau 3 tháng mở cửa, Nhà Triển lãm Việt Nam đã vinh dự đón tiếp 20 đoàn nguyên thủ quốc gia và khách VIP quốc tế, hơn 250 nghìn lượt khách tham quan. Đã có gần 500 tin bài quốc tế, trong đó có các hãng truyền thông lớn như CNN, Sky News Ả rập... cùng khoảng 700 tin bài của các cơ quan báo chí trong nước phản ánh các hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam, khắc họa hình ảnh đất nước Việt Nam “giàu bản sắc văn hóa và đang nổi lên như một cơ hội cho hợp tác trong khu vực và thế giới”. Đặc biệt, ngày 30.12.2021 vừa qua, Việt Nam đã trở thành tâm điểm của Triển lãm Thế giới với chương trình Ngày Quốc gia Việt Nam tại EXPO 2020 gồm nhiều hoạt động đa dạng, phong phú.

Cùng với việc giới thiệu văn hóa, quảng báhình ảnh đất nước, chúng ta cũng đã phối kết hợp với Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, các địa phương giới thiệu các sản phẩm thương hiệu quốc gia, cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư, hợp tác, xúc tiến thương mại, du lịch giữa Việt Nam và đối tác quốc tế, kết nối các doanh nghiệp… Một tín hiệu đáng mừng là ngay trong chuyến tham dự Ngày Quốc gia Việt Nam tại EXPO Dubai 2020, một số doanh nghiệp đã ký kết được các hợp đồng xuất khẩu hàng chục tấn hồ tiêu, hạt điều, cà phê... mở đường cho nông sản Việt Nam tham gia các hệ thống phân phối, siêu thị tại địa bàn Trung Đông.

Tuần lễ cà phê tại EXPO 2020 Dubai. Ảnh PHƯƠNG LAN

Ở một “sân chơi lớn” toàn cầu như EXPO, nơi các nước đều khoe những gì tinh túy nhất, tiến bộ nhất, đây chính là nguồn cảm hứng để chúng ta có thể học hỏi, ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, làm giàu có thêm nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì vậy, để triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại trong thời gian tới, cần tiếp tục khẳng định sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện quốc tế lớn và uy tín, như: LHP Cannes, Berlin, Giải thưởng Oscar… về điện ảnh; Venice Biennale, London Biennale về mỹ thuật; đầu tư xứng đáng vào các kỳ EXPO, sắp tới đây là EXPO Osaka Kansai 2025 tại Nhật Bản.

Mặt khác, không chỉ đưa Việt Nam ra thế giới, ta cần đưa thế giới đến với Việt Nam, để Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến về du lịch, đầu tư, thương mại, một trung tâm của sáng tạo và đổi mới, một không gian của văn hóa, nghệ thuật. Muốn vậy, bên cạnh vai trò nhạc trưởng của Bộ VHTTDL, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ và chủ động của chính quyền các địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thương hiệu văn hóa, các Festival nghệ thuật có chất lượng tại địa phương như: Hà Nội với Không gian phố đi bộ và Liên hoan âm nhạc Gió mùa; như Huế - thành phố Festival, thành phố văn hóa của ASEAN; như Đà Nẵng với Lễ hội Pháo hoa quốc tế…

Trong năm 2022, Bộ VHTTDL sẽ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển mạng lưới các thành phố sáng tạo của Việt Nam tham gia mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO với mục tiêu biến văn hóa thành động lực và đặt văn hóa sáng tạo vào trung tâm chính sách phát triển đô thị bền vững của các địa phương trên cả nước. Đây sẽ là một trong những chương trình mang tính đột phá, khơi dậy tiềm năng sáng tạo và tạo dựng thương hiệu cho các thành phố tại Việt Nam, gắn kết với mạng lưới các thành phố trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để phát triển và nâng tầm ảnh hưởng của quốc gia. 

 NGUYN PHƯƠNG HÒA (Cc trưng Cc Hp tác quc tế, B VHTTDL)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top