Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khắc khoải ngày cuối năm

Thứ Tư 12/01/2022 | 09:15 GMT+7

VHO- Gia Lai được biết đến là thủ phủ của nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, mía và mì (sắn). Dịp cuối năm là thời điểm thu hoạch những loại nông sản này, vì thế tại các vùng chuyên canh trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút một lượng nhân công lao động rất đông.

 Chị Ksor Ni, trú ở xã Ia Trok, huyện Ia Pa cùng chồng đi hái cà phê thuê ở huyện Ia Grai

Chúng tôi gặp anh Rơ Châm Phiên trú tại xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện (Gia Lai) cùng nhóm của mình đến thu hái cà phê cho các hộ dân ở thôn 2, xã Ia Krai, huyện Ia Grai. Anh Phiên kể, khi đến mùa thu hoạch cà phê, anh và các thành viên trong nhóm bắt xe khách từ huyện Phú Thiện rồi chọn một điểm dừng ở huyện Chư Prông, Ia Grai hoặc Chư Păh. Đi đến đâu, việc đầu tiên của họ là thỏa thuận tiền công với chủ, sau đó cả nhóm di chuyển vào nhà rẫy rồi ở hẳn trong đó. Hết nhà này sẽ chuyển sang nhà lân cận. “Chủ nhà dựng tạm một cái lán cho chúng tôi ở trong khi hái cà phê. Lều bạt tạm bợ nên đến đêm là gió thổi buốt lắm, chúng tôi phải đốt nhiều đống củi mới ngủ yên giấc. Đi làm thuê như thế này phải có sức khỏe chứ không là ốm ngay. Trung bình thu nhập của mỗi người khoảng 300.000 - 400.000 đồng, tùy vào sản lượng mình hái được. Nhưng không phải ngày nào cũng thế, những đợt mưa cả nhóm phải nghỉ có khi đến 2, 3 ngày. Hết mưa, chúng tôi sẽ cố gắng hái nhiều cà phê hơn để bù. Năm nào cũng vậy, quen rồi cố gắng sao hết mùa hái thuê có thu nhập chừng 10 - 15 triệu đồng để về sắm sửa Tết cho con cái và mua phân bón cho mấy sào lúa”.

Hòa chung dòng người “ngược ngàn” lên các vùng chuyên canh để làm nhân công thu hoạch nông sản, chúng tôi bắt gặp và trò chuyện với vợ chồng anh Siu Hen và chị Ksor Ni, trú ở xã Ia Trok, huyện Ia Pa. Vợ chồng anh Hen đang cùng 4 người họ hàng nhận hái khoán cà phê cho anh Trần Xuân Hường ở xã Ia Bă, huyện Ia Grai. Chị Ksor Ni chia sẻ, đây là năm thứ 7 vợ chồng mình đi hái cà phê thuê. Thường thì sẽ đi một vòng từ huyện Chư Prông qua Ia Grai lên Chư Păh với thời gian khoảng một tháng rồi mới quay về nhà. Vụ năm nay do dịch bệnh nên giá chỉ 80.000 - 100.000 đồng/tạ nhưng vẫn cao gấp mấy lần công gặt lúa ở dưới huyện.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Phong cho biết, anh cùng vợ từ tỉnh Bình Định lên huyện Đăk Pơ làm thuê từ đầu tháng 12.2021. Ở quê, cuộc sống khó khăn lắm. Thấy nhiều người rủ nhau lên đây để chặt mía, rồi bốc mía thuê, thu nhập cũng được nên tôi xin đi theo. Lúc mới lên, chưa quen, vợ chồng tôi chỉ chặt được 80-100 bó/ngày, còn nay thì 180-200 bó/ngày. Mỗi ngày có thu nhập từ 220.000-260.000 đồng/người là quá tốt rồi.

Theo thống kê, tỉnh Gia Lai có hơn 97.000 ha cà phê, khoảng 78.000 ha mì (sắn) và trên 34.000 ha cây mía. Hằng năm, vào vụ thu hoạch nông sản có khoảng 20.000 lao động từ các địa phương trong tỉnh hoặc từ các tỉnh, thành lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam… đến làm thuê tại các vùng chuyên canh trồng cà phê, mía, mì trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Những người lao động này thường chọn phương án ngược lên các huyện phía Tây (Chư Prông, Ia Grai, Chư Păh) hái cà phê, xong lại xuôi về phía Đông, Đông Nam tỉnh Gia Lai (Đăk Pơ, Ia Pa, Kông Chro…) để chặt mía, nhổ mì. Sở dĩ họ chọn phương án này, bởi có việc làm liên tục, thu nhập cũng đều đặn hơn, nhờ vậy họ có thể lo cho gia đình một cái tết Nguyên đán ấm cúng, đủ đầy.

 NGỌC HÒA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top