Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cảnh báo tự ý dùng thuốc điều trị Covid-19: Tiền mất, tật mang

Thứ Sáu 14/01/2022 | 09:49 GMT+7

VHO- Dù thuốc điều trị Covid-19 thuộc gói thuốc C (dành cho bệnh nhân điều trị tại nhà có triệu chứng nặng) đang còn khan hiếm, nhưng dường như thị trường luôn sẵn có và không ít người tìm mua để dùng hoặc dự trữ.

 Nhiều loại thuốc kháng viêm điều trị Covid-19 được rao bán rộng rãi

Trong khi đó, chuyên gia cảnh báo đây là loại thuốc phải được kê đơn, cần có chỉ định của bác sĩ.

Theo quy định của Bộ Y tế, gói thuốc C là gói có loại thuốc kháng viêm Molnupiravir. Thuốc được dùng cho F0 được tham gia chương trình điều trị tại nhà, sau khi dương tính trong vòng 5 ngày; từ 18 tuổi trở lên; cam kết đồng ý tham gia chương trình bằng văn bản và không có các chống chỉ định dùng thuốc.

Trong trường hợp F0 điều trị tại nhà phải có văn bản của Chủ tịch UBND cấp xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho cách ly tại nhà và thực hiện đúng quy trình 4 bước cấp phát thuốc Molnupiravir của Bộ Y tế. Nếu bệnh nhân không dùng hết thuốc hoặc ngừng thuốc vì bất cứ lý do gì thì trả lại thuốc kèm theo “Phiếu xác nhận trả thuốc”. Tuy nhiên, chỉ cần đánh chữ “mua thuốc” trên mạng lập tức từ “mua thuốc Molnupiravir” xuất hiện đầu tiên, tiếp đó là các từ khóa “mua thuốc trị Covid”, “mua thuốc Covid”… Điều đó cho thấy đây là loại thuốc được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Và chỉ cần nhấn vào một trong các từ khóa này sẽ ra một loạt hội, nhóm, fanpage ở chế độ riêng tư hoặc công khai bán thuốc trị Covid. Trong đó các thành viên rao bán, hoặc nhu cầu mua các loại thuốc điều trị một cách công khai, nhất là tại TP.HCM và Hà Nội.

Thực tế cho thấy, hiện nhiều bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà, trong đó có nhiều bệnh nhân không được tiếp cận với các dịch vụ y tế ở địa phương, không được hướng dẫn đầy đủ khiến bệnh nhân lo lắng, tự mua thuốc điều trị trên mạng. Bên cạnh đó là làn sóng tâm lý mua thuốc dự trữ khiến giá bán bị đẩy lên khá cao từ hơn 2 triệu đồng tới 4,5 triệu đồng/ hộp 20 viên hoặc 40 viên. Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng tham gia nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cho biết, nhiều đối tượng lợi dụng nhóm để rao bán các loại thuốc điều trị Covid-19. Do đó, nhiều bác sĩ phải công khai số điện thoại của mình để người bệnh không bị nhầm lẫn, lừa gạt dù rất áp lực.

Theo nhiều chuyên gia, trong điều trị Covid-19 quan trọng nhất vẫn là theo dõi chỉ số ôxy trong máu SPO2 chứ không phải tự ý sử dụng thuốc hoặc dự trữ thuốc. Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho biết, hiện tại có Favipiravir và Molnupiravir là thuốc kháng virus được khuyến cáo sử dụng để điều trị Covid-19 tại nhà. Nhưng việc có sử dụng thuốc kháng virus hay không, dùng loại nào cần sự tư vấn của bác sĩ dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước tình hình mua bán thuốc kháng viêm điều trị Covid-19 trên thị trường, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị Covid-19. Cơ quan này khẳng định, hiện thuốc Molnupiravir mới được sử dụng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai, không bán trên thị trường. Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là trường hợp bán thuốc không rõ nguồn gốc, tăng giá bất hợp lý.

Hà Nội đã chuẩn bị 18.875 túi thuốc C và đã cấp phát 12.000 túi thuốc này về cho các đơn vị để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà, trong đó có 10.000 bệnh nhân đủ điều kiện được cấp phát túi thuốc C. “Với thuốc kháng vi (gói thuốc C), phải được sử dụng đúng nhóm đối tượng. Những nhóm đối tượng khác như người trẻ, có sức khỏe tốt, không có triệu chứng khi mắc Covid-19, hoặc đã tiêm chủng hai liều vắc xin phòng Covid-19… không thuộc đối tượng được cấp phát gói thuốc C mà chỉ được cấp phát các thực phẩm chức năng hỗ trợ, nâng cao thể trạng. Đặc biệt, người bệnh có chỉ định khi được tư vấn cần phối hợp tốt với nhân viên y tế để được cấp phát và dùng đúng dùng đủ liều; người không có chỉ định, không nhất thiết phải dùng gói thuốc C yên tâm sử dụng gói thuốc A không nên quá lo lắng. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định hoặc sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến hệ quả rất nghiêm trọng đó là kháng thuốc. Điều này rất nguy hiểm đối với cộng đồng”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho hay.

Để bảo đảm an toàn, hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời. 

 Đặc biệt, người bệnh có chỉ định khi được tư vấn cần phối hợp tốt với nhân viên y tế để được cấp phát và dùng đúng dùng đủ liều; người không có chỉ định, không nhất thiết phải dùng gói thuốc C yên tâm sử dụng gói thuốc A không nên quá lo lắng. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định hoặc sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến hệ quả rất nghiêm trọng đó là kháng thuốc. Điều này rất nguy hiểm đối với cộng đồng.

(Sở Y tế Hà Nội)

 

 Về giới hạn sử dụng thuốc Molnupiravir được dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày. Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp. Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19.

Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Không khuyến cáo sử dụng với người đang cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Đối với nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

 

 

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top