Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nên lạc quan và “thức tỉnh” sớm

Thứ Hai 17/01/2022 | 09:15 GMT+7

VHO- Sau 2 năm bị tàn phá và gần như “chạm đáy” do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, người lao động ngành du lịch không biết đi đâu, ngành Du lịch sẽ thích ứng như thế nào với trạng thái bình thường mới để tồn tại và phát triển? Hướng dẫn viên nào sẽ “phất cờ” tour trong năm 2022? CEO nào sẽ “thức giấc” thành công sau 2 năm “ngủ đông”? Startup nào lý tưởng để khởi nghiệp du lịch ngay năm 2022? Thích nghi với du lịch hậu Covid-19 như thế nào?...

 Hướng dẫn viên nội địa sẽ trở lại đường tour sớm Ảnh: BÌNH THUẬN

 Đây là những câu hỏi, những nội dung được chia sẻ nhiều nhất trong tọa đàm trực tuyến “Cơ hội nào cho người làm du lịch năm 2022?” giữa các CEO du lịch thực chiến và các hướng dẫn viên du lịch ngày 16.1.

Mảng nội địa và inbound sẽ “cầm cờ” trước

Bà Nguyễn Thị Dung, hướng dẫn viên tiếng Trung chia sẻ, tháng 2.2020 nhận được thông tin trả lại hết cả các đoàn khách cũng chỉ nghĩ đây là dịch cúm bình thường như SARS, như MERS-CoV và chỉ 3 tháng, cùng lắm 6 tháng là hết. Không ai có thể tưởng tượng được dịch lại đến mức này, đại dịch đã sang năm thứ ba. Để thích nghi và cũng là để mưu sinh, nhiều hướng dẫn viên đã chuyển sang môi giới bất động sản, bán bảo hiểm, bán hàng online, chạy Grap... Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, tình yêu du lịch đã thấm vào máu của hướng dẫn viên và chắc chắn hầu hết các hướng dẫn viên sẽ trở lại đường tour khi du lịch hồi phục. Đồng quan điểm này, ông Tuấn Nguyễn, một hướng dẫn viên tiếng Anh cho rằng: “Anh em hướng dẫn rất kiên cường và dù có đang phải làm tạm nghề khác để kiếm sống, họ sẽ vẫn mong một ngày nào đó được cầm cờ tour, giới thiệu với du khách về điểm đến Việt Nam, như trước đây. Nhất là khi Đảng và Nhà nước đang có nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch, tỉ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam rất cao, các đường bay đang dần mở lại”.

Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism) Nguyễn Phương Thùy cho biết, trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, có những thời điểm một ngày chúng tôi huy động 200 hướng dẫn viên, mỗi ngày 20 chuyến charter (thuê bao chuyến bay), đến giờ dù có khó khăn nhưng chưa ai tuyên bố với tôi là không theo nghề nữa. Vì thế, chúng tôi luôn tin rằng, việc cực chẳng đã họ mới phải chuyển nghề.

Các hướng dẫn viên và điều hành du lịch dự báo, những người cầm cờ tour đầu tiên có thể là hướng dẫn viên nội địa, inbound (đón khách quốc tế vào Việt Nam). Các hướng dẫn viên hy vọng thị trường outbound (đưa khách Việt Nam ra nước ngoài) đến tháng 4-5.2022 sẽ khởi động lại. Thậm chí, có hướng dẫn viên cho biết, sẽ tự đi cùng bạn bè, gia đình, cầm cờ cho người thân tới những điểm đến quốc tế đã mở cửa.

Hãy chuẩn bị những điều kiện cần thiết

Không chỉ tìm cách đưa ra những giải pháp tổng thể, dài hạn, thấu đáo... lúc này, các doanh nghiệp cần xoáy sâu vào việc làm thế nào để có thể thực hiện ngay các giải pháp trước mắt, cấp bách trong năm 2022 để du lịch hồi sinh.

Ông Phùng Tuấn, Chủ tịch Công ty Caravan Việt Nam, điều hành Công ty chuyên thị trường Mỹ là một startup (khởi nghiệp) trong đại dịch cho rằng, nên gác lại khó khăn trong quá khứ, coi đó là bài học để vực dậy trong tương lai. “Vậy, cơ hội nào cho các CEO du lịch “thức tỉnh” năm 2022. Tôi cho rằng có một số cơ hội có thể tiếp cận và nắm bắt ngay: Khởi nghiệp lại du lịch sau nhiều năm hoạt động và hơn 2 năm nghỉ dịch; nâng cấp bản thân, sàng lọc đối thủ cạnh tranh không bền vững; đón đầu cơ hội mới để tạo dựng lại thị trường sở trường và mở thêm thị trường ngách; dẫn đầu hoặc đứng đầu thị trường của thị trường mình có thế mạnh; “bắt đáy” và kêu gọi đầu tư”. Theo ông Phùng Tuấn, đây đang là cơ hội công bằng cho các công ty du lịch khi các công ty du lịch đang ở vạch xuất phát chung, vắc xin phủ rộng trên toàn quốc, nhu cầu du lịch rất lớn, các nước cũng bắt đầu mở lại thị trường quốc tế. Vì thế, doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp outbound nên lạc quan và “thức tỉnh” sớm. Có kế hoạch cho công ty mình ngay từ bây giờ, học bài học của Thái Lan, làm chưa được thì làm lại, nếu chờ sẽ muộn.

Trước câu hỏi về việc “Khởi nghiệp du lịch bây giờ có điên rồ không?”, bà Nhữ Thị Ngần, Tổng giám đốc Hanoi Tourism nói: “Hãy chuẩn bị các điều kiện cần thiết, có cơ sở để biến cái điên rồ thành cái mà nhiều người muốn mà không làm được”. Bà Ngần cho rằng, muốn du lịch hồi phục và trở lại bình thường, dù là bình thường mới hay bình thường cũng cần chuẩn bị điều kiện để starup. Doanh nghiệp đã hoạt động phải ngừng do dịch bây giờ starup lại, doanh nghiệp mới cũng có thể khởi nghiệp bằng du lịch. Năm 2022 được cho là lý tưởng để khởi nghiệp du lịch vì năm 2020- 2021 du lịch đã “chạm đáy”, “ngủ đông”, xuất phát điểm giữa các công ty là như nhau. Bên cạnh đó, hiện nay tour Tết Nguyên đán đã khởi động, nhiều hướng dẫn viên đã “cầm cờ” tại Nha Trang, Phú Quốc, tỉ lệ tiêm vắc xin ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới. Môi trường kinh doanh cũng rất thuận lợi vì du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến rất nhiều ngành, khách đã yên tâm đi tour, đường bay đã mở... Hơn nữa, nếu khởi nghiệp năm 2019 trở về trước, các công ty phải “chiến đấu” với nhiều tên tuổi lớn nhưng thời điểm này starup sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Bà Ngần cho biết, từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Hanoi Tourism chưa hề “ngủ đông” một ngày nào, mà starup trong chính doanh nghiệp của mình, phải đào tạo lại. Không thể đưa các đoàn lớn hàng mấy trăm, hàng nghìn người đi tour được nữa. Không thể dùng quy trình cũ, sản phẩm cũ, cách tiếp cận cũ, phương pháp cũ để làm du lịch trong tình hình mới... Thay vì cạnh tranh, các doanh nghiệp du lịch dù lớn hay nhỏ nên đoàn kết, bắt tay nhau vì sự tồn tại, lớn mạnh của mình và của ngành Du lịch. 

NGUYỄN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top