Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Để âm nhạc nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ Tư 19/01/2022 | 10:04 GMT+7

VHO- Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc vượt qua mọi rào cản về địa lý, văn hóa, chính trị, tôn giáo…, là phương tiện có “sức mạnh mềm” để nâng cao hình ảnh của một quốc gia, làm cho mối quan hệ giữa các nước khăng khít hơn. Do vậy, nếu chúng ta biết dùng âm nhạc để lan tỏa thì không chỉ mang về những giá trị tinh thần mà còn góp phần làm giàu cho đất nước…

Các ngh sĩ trình din nhng tác phm âm nhc bng nhc c làm t tre na Vit Nam

 Tuy nhiên, để chọn loại hình âm nhạc nào, bài bản ra sao thì rất cần có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, sự đầu tư về kinh phí và đặc biệt là những con người tài năng. Mới đây, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3586 ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 25/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, tôi cho rằng đây chính là cơ hội, động lực để đưa văn hóa - nghệ thuật nói chung, đặc biệt là âm nhạc Việt phát triển thêm một tầm cao mới.

Việc mang nhạc nhẹ ra nước ngoài có lẽ không phải là phương án hay, bởi đó là lĩnh vực sở trường của các nước phát triển. Nhạc nhẹ của mình lỗi thời hơn họ. Nhạc giao hưởng thì mình lại đang chơi những tác phẩm của họ, đương nhiên như thế thì cũng khó có thể bằng người ta. Vậy thì thế mạnh của chúng ta chỉ có thể tập trung vào dòng nhạc cổ truyền. Thời gian qua, chúng ta đã đưa nhạc cổ truyền sang nước ngoài nhưng mới ở mức độ những cái cũ đang có sẵn mà không làm mới lại. Nói một cách khác, chúng ta đã đi đúng hướng, khi đưa âm nhạc dân gian - di sản văn hóa để quảng bá với bạn bè quốc tế, nhưng tiếc là chỉ ở cấp độ “hội chợ” chứ chưa được quy mô, không phải là các sự kiện âm nhạc, mà chỉ là đi theo để phục vụ cho các đoàn đại biểu trong một hoạt động nào đó, cho nên sức lan tỏa, dấu ấn chưa nhiều.

Vào năm 2016, chúng tôi có mang một chương trình hòa nhạc đồ sộ ra nước ngoài, do công ty OSSSO đặt hàng tôi sáng tác, đã tạo ấn tượng khá tốt. Đó là chuỗi 11 tác phẩm hòa tấu không lời với ngôn ngữ âm nhạc đa phong cách, pha trộn giao hưởng, nhạc dân tộc và pop rock, được trình diễn tại buổi hòa nhạc Fusion Spring Melodies - Khúc giao hòa ngày xuân. Đây là tác phẩm mà tôi đã dày công nghiên cứu và sáng tác, với mong muốn đưa âm nhạc dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới, nhưng vẫn giữ được tính thân thuộc và gắn kết với người nghe bằng cách sử dụng chất liệu truyền thống. Chương trình có sự tham gia của đạo diễn Tất My Loan, nhạc trưởng Marius Stravinsky, nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Kim Quang, chuyên gia âm nhạc Nhất Lý và nghệ sĩ Cao Hồ Nga. Chuyến lưu diễn ở Saint Petersburg (Nga) năm ấy của chúng tôi đã rất thành công, là bởi trước đó chúng tôi đã có những chuyến đi nghiên cứu âm nhạc cổ truyền ở nhiều vùng văn hóa Việt Nam, cùng với sự nỗ lực hết mình trong quá trình sáng tác của bản thân tôi, các tác phẩm là sự tổng hòa của nhiều yếu tố.

Đó là sự tổng hòa của 3 yếu tố: Tính khoa học trong tư duy âm nhạc giao hưởng châu Âu, màu sắc đa dạng từ phong cách âm nhạc của nhiều dân tộc bản địa Việt Nam, và thứ ba là yếu tố thời thượng trong nhạc nhẹ… Sau chuyến biểu diễn, đã có công ty biểu diễn của Nga muốn mời chúng tôi sang để tiếp tục biểu diễn và khai thác chương trình đó nhưng rồi dịch Covid-19 ập đến nên mọi dự định phải tạm ngưng.

Ở các nước, khi du lịch qua đó, chúng ta mua vé vào nhà hát xem opera, xem nhạc rock, xem giao hưởng, ba lê, nhạc kịch… Họ tạo ra đủ thứ sản phẩm văn hóa - nghệ thuật để chúng ta bỏ tiền ra sử dụng trên đất nước họ. Nhưng thử hỏi người nước ngoài sang Việt Nam du lịch thì họ thưởng thức những gì? Họ thưởng thức những cái của thiên nhiên sẵn có thôi. Chúng ta thấy họ đi tắm biển, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực… chứ họ ít khi mua vé vào xem biểu diễn âm nhạc. Nguyên nhân là do chúng ta chưa đẩy mạnh chiến lược quảng bá cũng như chưa tạo ra sản phẩm âm nhạc chất lượng. Trong khi âm nhạc chúng ta rất hay, điển hình như Tuồng, Chèo, Cải lương, Đờn ca tài tử…, nhưng mình chưa biết kết hợp du lịch với văn hóa - nghệ thuật, thành ra chưa đầu tư xây dựng thành chuỗi sản phẩm. Hiện nay, các đơn vị nghệ thuật chúng ta mới chỉ làm được một việc là đáp ứng yêu cầu về mặt tuyên truyền, nhưng nghĩ xa hơn thì chúng ta phải làm ra những sản phẩm phục vụ du khách, tạo thương hiệu cho lĩnh vực âm nhạc, để du khách thấy được Việt Nam cũng có những cái đẹp, họ yêu quý mình và tự họ sẽ quảng bá với bạn bè về những thứ đặc sắc họ tìm thấy ở Việt Nam.

Tôi thấy có những tập đoàn lớn họ đầu tư một chương trình âm nhạc về giao hưởng, hợp xướng đồ sộ, hoành tráng, họ mời các dàn nhạc từ châu Âu sang, tốn rất nhiều tiền, đấy là hình thức nhập khẩu văn hóa, rất lãng phí. Tất nhiên, việc mình học hỏi họ rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn là mình phải tiến tới là bán hàng cho họ, chứ không chỉ cứ đi nhập khẩu, tiêu tốn tiền như vậy.

Nghệ thuật cũng giống như vườn hoa đa sắc, nếu chúng ta cứ để mặc kệ cho âm nhạc trôi theo thị trường, thì nó cứ như thế, cứ thấy cái gì vui mắt vui tai là tự vừa lòng, rồi quanh đi quẩn lại chỉ có như thế, sẽ một màu như thế. Về lâu về dài, ta thấy âm nhạc chỉ đi lên một kiểu, mà nghệ thuật thì cần đa dạng, cần phá bỏ lối mòn ấy. Cho nên tôi muốn khẳng định lại, phải có sự tác động từ bên ngoài, phải có sự đặt hàng của phía quốc tế để chúng ta tạo ra những sản phẩm đột biến, sáng tạo…

Cùng với câu chuyện đẩy mạnh văn hóa đối ngoại, tôi cho rằng chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đào tạo, đó là đào tạo một lớp khán giả biết thưởng thức âm nhạc. Tôi thấy dường như người Việt Nam chưa có trải nghiệm nhiều với các thể loại âm nhạc. Trong nhà trường, học sinh ít được nghe đa dạng thể loại âm nhạc, chương trình học chỉ quy định một số thể loại, bài hát rất nghèo nàn. Cho nên người Việt Nam, khả năng cảm nhận và kinh nghiệm nghe đa dạng nhạc rất hạn chế. Đó là sự thiệt thòi lớn cho những người làm âm nhạc chuyên nghiệp, cũng giống như người nông dân có mảnh đất không dung dưỡng nhiều loại cây, nếu họ trồng giống cây khác thì mảnh đất sẽ đào thải, cây chết.

Trong hoàn cảnh giai đoạn trước, Việt Nam phải lo chiến tranh rồi sau đó ổn định cuộc sống, xây dựng kinh tế… nhưng giai đoạn hội nhập này, chúng ta cần phải tự tin để bước ra thế giới. Việt Nam không thiếu nhân tài, nhân tài trong âm nhạc rất nhiều, do đó, tôi tin rằng nếu được khuyến khích, có sự hỗ trợ thì không lâu nữa, nhạc Việt sẽ có được vị thế, góp phần nâng cao hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. 

 

 Tiếp tục lan ta sc mnh Vit Nam thông qua văn hóa đi ngoi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ảnh: TR. HUẤN

Cục Hợp tác quốc tế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác hợp tác quốc tế năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Cục Hợp tác quốc tế trong năm qua. Từ việc xác định đúng, trúng phương châm “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, Bộtrưởng Nguyễn Văn Hùng đã đnh ginhững kết quca Cc Hợp tc quốc tếđã gp phần to dấu ấn ca ngnh Văn ha, Thểthao vDu lch năm 2021 được Đng vNhớc ghi nhận, trong đđã tham mưu lãnh đo Bộtrình Thớng Chnh phban hnh Chthvềđẩy mnh triển khai Chiến lược văn ha đối ngoi Việt Nam; triển khai nhiều chương trình văn ha đối ngoi song phương, đa phương, khẳng đnh chính sách quan hệđối ngoi ca Việt Nam với cc nước vnâng tầm vthếViệt Nam trên trường quốc tế, trong đdấu ấn Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai...

Đối với nhiệm vụ năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chỉ đạo Cục Hợp tác quốc tế tập trung vượt khó, triển khai các nhiệm vụ trọng yếu, trong đó tập trung xây dựng, triển khai đề án quảng bá, đưa văn hóa, hình ảnh Việt Nam ra thế giới để phát huy sức mạnh mềm trên cơ sở đề cao việc áp dụng công nghệ số để có những sự kiện văn hóa đối ngoại xuyên suốt, liên tục; thay đổi cách tiếp cận, bắt đu từ chủ thể văn hóa là “con người”, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tập trung, lựa chọn các đối tác chiến lược quan trọng để triển khai công tác văn hóa đối ngoại; phối hợp tổ chức SEA Games 31 tại Việt Nam vìđây là cơ hội lớn để thúc đẩy, giới thiệu văn hóa Việt Nam; không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng các công chức, viên chức theo hướng chuẩn để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa đối ngoại toàn diện, đoàn kết, tạo thành nhiều hình ảnh đẹp. VŨ MỪNG

 Nhạc sĩ TRẦN MẠNH HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top