Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bình Định: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn kết phát triển du lịch

Thứ Sáu 21/01/2022 | 09:07 GMT+7

VHO - Những năm qua, Bình Định đã tập trung bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn kết phát triển du lịch. Đặc biệt, trong hơn 2 năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Văn hóa Bình Định vẫn nỗ lực thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương để góp phần thúc đẩy, phát triển du lịch dựa trên khai thác giá trị di sản.

Lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa tại Khu di tích Đền thờ Tây Sơn tam kiệt 

Hiện toàn tỉnh Bình Định có 133 di tích được xếp hạng (2 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia và 97 di tích cấp tỉnh), gồm đủ các loại hình di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó là các di tích có giá trị lịch sử - văn hóa, văn hóa phi vật thể gắn với lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có sức hấp dẫn cũng như thu hút khách du lịch, tiêu biểu như: Chùa Thập Tháp, Chùa Nhạn Sơn, Lễ hội Nước Mặn - Chùa Bà… Cùng với đó là các di tích gắn với danh nhân, nhân vật lịch sử, sinh hoạt văn hóa tâm linh, tất cả đã tạo nên một nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng có vai trò trọng yếu trong việc phát triển du lịch của tỉnh Bình Định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Tĩnh - Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho biết: Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhiều hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Nhiều lễ hội truyền thống gắn với nghi thức tín ngưỡng dân gian được khôi phục, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, du khách tham gia. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, nhiều di tích đã được đầu tư từ kinh phí Nhà nước và từ nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức theo chủ trương xã hội hóa như: Khu di tích Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, Lăng Mai Xuân Thưởng, Tháp Bánh Ít, Khu căn cứ Núi Bà, công trình Đền thờ Nguyễn Trung Trực… đã bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Di tích tháp Chăm Bánh Ít 

Trong khi đó, TS. Đinh Bá Hòa - chuyên gia trong lĩnh vực di sản bày tỏ: “Bình Định là một trong những địa phương đi đầu trong việc trùng tu tôn tạo các di tích tháp Chăm, từ những năm 1981 trong chương trình hợp tác Việt Nam - Ba Lan, Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình (nay là Bình Định) đã cùng phối hợp khảo sát đánh giá lại các tháp Chăm Bình Định. Phát huy các di sản là mục tiêu của ngành VHTT Bình Định. Các di tích đều đặt dưới sự bảo vệ của cơ quan chuyên môn, một số tháp như Dương Long, tháp Đôi, Bánh Ít, Cánh Tiên, Bình Lâm… hạ tầng đã được đầu tư, đường đi đến di tích đã được bê tông hóa tạo thuận tiện cho việc tham quan di tích”. Theo ông Hòa, các di tích nằm trong tour du lịch của tỉnh, các khu tháp như tháp Đôi, Bánh Ít, Dương Long đã bán vé cho người đến tham quan. Theo con đường di sản miền Trung, sẽ là thiếu nếu chúng ta không ghé thăm các cụm tháp Chàm và Bảo tàng Bình Định.

Bài Chòi - một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trong đời sống của người dân miền Trung

Với hệ thống di tích dày đặc cũng như đa dạng phong phú về kiến trúc, nhưng ngành Văn hóa tỉnh Bình Định cũng khách quan nhìn nhận, không phải vì mục đích phục vụ phát triển du lịch mà can thiệp một cách quá mức vào di tích, nhất là những di tích gốc. Vì thế, để di tích có giá trị đặc sắc cần phải cố gắng hết sức duy trì diện mạo nguyên thủy, tránh sự can thiệp sửa chữa làm mất đi yếu tố gốc của di tích. Như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc bảo tồn di tích, tính bền vững vừa phát huy giá trí du lịch.

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VHTT Bình Định cho biết: Thời gian tới, ngành Văn hóa tiếp tục triển khai Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; đầu tư quy hoạch, xây dựng, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa gắn kết phục vụ du lịch. Chưa kể, ngành Văn hóa sẽ tham mưu UBND tỉnh lập hồ sơ khoa học Võ cổ truyền Bình Định trình UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; lập Đề án “Bảo tồn và phát huy giá nghệ thuật Tuồng, Bài Chòi giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh”…

PHAN HIẾU

Print
Tags: Di sản

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top