Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tái hiện các nghi lễ cung đình dịp Tết nguyên đán tại Hoàng thành Thăng Long

Thứ Bảy 22/01/2022 | 18:07 GMT+7

VHO- Nhiều nghi lễ cung đình dịp Tết nguyên đán đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp cùng Hội Di sản Văn hóa Thăng Long tái hiện vào sáng 22.1, nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Đó là các nghi lễ: Phất thức, phong ấn, tiến lịch, lễ cúng ông Công ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu.

Theo đúng phong tục, nghi thức thả cá chép  được chuẩn bị kỹ lưỡng, đoàn rước ăn mặc chỉnh tề trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp

Các nghi thức nói trên được nhiều đời vua tại Hoàng thành Thăng Long thực hiện mỗi dịp Tết đến, Xuân về để “Tống cựu nghinh tân”. Cũng theo tục lệ, trước đây chỉ khi nghi lễ trong hoàng cung kết thúc, dân chúng mới tiến hành nghi lễ này tại tư gia.

Trước khi thực hiện nghi lễ, mọi người đã thực hiện lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế tại Điện Kính Thiên, tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo. Thực hành xong nghi thức cúng ông Công ông Táo, đoàn nghi lễ cùng chủ tế đưa cá chép sang dòng sông cổ, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu để thả.

Sau nghi thức thả cá, đoàn rước trở về khu vực Đoan Môn tái hiện việc dựng cây nêu ngày Tết

Lễ dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là nghi lễ quan trọng của cung đình. Trong thời kỳ quân chủ, đích thân nhà vua, hoặc một vị quan có phẩm hàm cao được giao nhiệm vụ này, tục thường diễn ra vào 23 tháng Chạp. Khi cây nêu dựng lên báo hiệu mùa Xuân đã về, mọi công việc triều chính tạm dừng.

 Cây nêu được dựng trước cổng Đoan Môn. Theo quan niệm dân gian, cây nêu được dựng nên để đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ

Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp Hội Di sản Văn hoá Thăng Long phục dựng thành công nghi lễ này.

Tre được chọn dựng cây nêu là cây tre đực, đã chặt hết các cành, chỉ để lại ngọn và lá phía trên. Ngọn cây được treo một chiếc phướn dài. Trên ngọn còn có một vòng tròn nhỏ, được treo những chiếc khánh đất hoặc linh vật để khi gió thổi, va đập nhau kêu leng keng trong gió với ý nghĩa để trừ ma quỷ, mong ước một mùa xuân tươi vui, cả năm an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Phong tục tốt đẹp này mới được khôi phục mấy năm gần đây và được coi là một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất Kinh kỳ trong những ngày Tết Nguyên đán

Sau các nghi thức tế lễ trời đất, cây nêu được dựng lên trong không khí phấn khởi của mọi người, báo hiệu một năm mới sắp đến.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thăng Long – Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội nghiên cứu và tái hiện các nghi lễ cung đình. Năm 2021 tái hiện lễ “Tiến xuân ngưu” và năm nay tái hiện lễ “Tiến lịch”.

HÀ PHƯƠNG; ảnh: NGỌC TÚ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top