Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Trường chuyên cần phải thay đổi thế nào?

Thứ Hai 24/01/2022 | 10:41 GMT+7

VHO-  Hơn một năm trước, cộng đồng mạng xôn xao vì phát ngôn của một cựu học sinh trường chuyên là đề nghị “giải tán trường chuyên” và nên “bán trường chuyên cho tư nhân”...

 Học sinh của một trường chuyên

Phát ngôn mang vẻ ngông cuồng đó lại được nhiều người hưởng ứng vàhé mở nhiều điểm bất cập, tiêu cực của mô hình trường THPT chuyên. Câu hỏi trường chuyên có cần không, và nên phát triển theo hướng nào đã, đang được nhiều người đặt ra vàmong chờ được giải đáp khi Bộ GD&ĐT tổng kết đề án phát triển trường chuyên (2010-2020) để tính toán hướng đi cho giai đoạn mới.

Trường chuyên chỉ để “luyện gà nòi”

Hội nghị này đã trì hoãn hơn 1 năm mới tổ chức nhưng lại chỉ nặng về báo cáo thành tích mà chưa bàn luận thấu đáo về vấn đề đang được dư luận quan tâm. Đáng nói là Bộ GD&ĐT cũng chậm trễ trong việc có một nghiên cứu độc lập để đánh giá khách quan về những đóng góp của mô hình này qua các giai đoạn, cũng như những bất cập phải thay đổi.

Sau khi đề án Phát triển trường THPT chuyên (giai đoạn 2010-2020) được phê duyệt, cả nước có 77 trường THPT chuyên. Số học sinh chuyên trên cả nước chiếm tỉ lệ 2,7%. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT vàcác tỉnh, thành, các trường chuyên đi đầu về chất lượng giáo dục. Tỷ lệ học sinh giỏi trong trường chuyên tăng gần gấp đôi so với 10 năm trước, hiện là trên 75%. Hằng năm, số giải thưởng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, học sinh có huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế tập trung ở trường chuyên nhiều. Tuy nhiên cũng vì thành tích chủ yếu của trường chuyên là giải thưởng, huy chương nên nhiều chuyên gia giáo dục khi đánh giá đã cho rằng trường chuyên đang đi chệch hướng so với mục tiêu đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Thay vào đó mục đích chỉ để “luyện gà nòi” đi thi.

Quy mô một trường THPT chuyên hiện nay cótừ 1.000 – 3.000 học sinh, nhưng đội tuyển được luyện để đi thi thì nhiều nhất có vài chục em. Số học sinh còn lại ở nhiều trường chuyên được nhận xét là “dạy không khác gì trường phổ thông bình thường”. Học sinh trong đội tuyển dành phần lớn thời gian luyện thi nên học lệch, thiếu hụt nền tảng kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết.

Khi đề án phát triển trường chuyên được khởi động, ngân sách đầu tư cho trường chuyên các tỉnh nhiều hơn. Nhiều trường chuyên thay da đổi thịt, xây dựng lại cơ ngơi, bổ sung các trang thiết bị dạy học hiện đại. Nhưng với sự thay đổi cơ sở vật chất, nhiều trường chuyên lại chỉ trở thành các trường chất lượng cao, trường “sang chảnh” mà ngày càng xa rời mục tiêu nuôi dưỡng nhân tài khi chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, kế hoạch đào tạo mang tính đặc thùđi kèm là các cơ chế đột phá nhằm phát hiện sớm, cá biệt hóa quá trình bồi dưỡng các học sinh tài năng chưa có hoặc đi chưa đúng hướng, chưa tương xứng.

“Chưa tăng cường cho học sinh chuyên có các kỹ năng thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Các chương trình tiên tiến của nước ngoài đưa vào trường chuyên, việc tổ chức dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh trong trường chuyên còn hạn chế”, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu trong báo cáo về thực trạng. Tình trạng này cũng lànguyên nhân khiến những năm gần đây, trường chuyên ở nhiều thành phố lớn không còn có sức hút đối với nhiều học sinh so với các môi trường GD có quan điểm cởi mở, hiện đại hơn.

Việc Bộ GD&ĐT duy trì chế độ tuyển thẳng đại học với học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đoạt giải trong hội thi khoa học kỹ thuật quốc gia cũng không còn sức hấp dẫn nhiều trong bối cảnh đại học tự chủ, có nhiều phương thức để thu hút người học.

Trường chuyên hay trường chất lượng cao?

GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội từng cho biết, “sinh viên tốt nghiệp từ trường chuyên đỗ vào đại học quốc gia, nhiều em có điểm cao nhưng lại thiếu hụt nhiều kỹ năng, trình độ ngoại ngữ”.

Nhân tài trước hết phải có nền tảng tốt, có các kỹ năng mềm và quan trọng là có sự say mê, khát vọng. Những điều này cần được nuôi dưỡng ở trong các trường chuyên. Đó cũng là nền tảng, phương tiện để học sinh tài năng có thể đi sâu vào một lĩnh vực chuyên môn nào đó và trở thành những người xuất sắc sau này. Nhưng cách “luyện gà nòi” như hiện nay để lấy thành tích giải thưởng sẽ chỉ cho những sản phẩm bị lệch và thiếu hụt kỹ năng, nếu không phải tự thân học sinh nỗ lực và có kế hoạch học tập riêng. Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, một số trường chuyên hiện nay đạt đến đào tạo nhân tài với quan điểm, phương pháp phùhợp, nhưng một phần vẫn đang dừng ở mức làtrường chất lượng cao và trường chọn mà chưa phải trường chuyên.

Khi tranh luận về việc có nên duy trì trường chuyên hay xoá bỏ, có một số ý kiến cho rằng nên thay thếtrường chuyên bằng mô hình trường chất lượng cao, cho phép xã hội hoá để giảm gánh nặng ngân sách. “Trong trường chất lượng cao có thể có chương trình chuyên biệt dành cho nhóm học sinh xuất sắc. Với đối tượng này, cần có phương pháp riêng, quy định khác biệt, thậm chí không chịu rào cản của quy định về tuyển sinh, thời gian năm học, kết nối chặt chẽ với các trường đại học, nhóm nghiên cứu để tạo điều kiện cho học sinh tài năng phát triển”, một chuyên gia bày tỏ quan điểm. Tuy nhiên, cũng nhiều quan điểm cho rằng phải giữ trường chuyên và phải do Nhà nước đầu tư, quản lý. Chỉ có điều mô hình trường chuyên cần mở hơn. Có thể theo hướng thiết lập nhiều câu lạc bộ để học sinh trải nghiệm, chia sẻ, bày tỏ ý tưởng, khát vọng vàthực hành, thử nghiệm những ý tưởng táo bạo.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết: “Bộ đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục xây dựng và trình Đề án “Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2022 - 2032” nhằm tiếp tục đổi mới xây dựng hệ thống chuyên trở thành các trường chất lượng cao, đặt trên nền tảng của các trường chuyên hiện có. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, giữa năm 2022 sẽ ban hành quy chế hoạt động trường THPT mới, trong đó sẽ có nhiều điều chỉnh. 

 Nhân tài trước hết phải có nền tảng tốt, có các kỹ năng mềm và quan trọng là có sự say mê, khát vọng. Những điều này cần được nuôi dưỡng ở trong các trường chuyên. Đó cũng là nền tảng, phương tiện để học sinh tài năng cóthể đi sâu vào một lĩnh vực chuyên môn nào đó và trở thành những người xuất sắc sau này.

Nhưng cách “luyện gà nòi” như hiện nay để lấy thành tích giải thưởng sẽ chỉ cho những sản phẩm bị lệch và thiếu hụt kỹ năng, nếu không phải tự thân học sinh nỗ lực và có kế hoạch học tập riêng.

 

TRIỆU ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top