Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cảnh giác với cây cảnh dạo

Thứ Tư 26/01/2022 | 09:54 GMT+7

VHO- Thú chơi cây cảnh không chỉ là niềm đam mê, tình yêu với thiên nhiên của người chơi mà còn tạo ra được một không gian sống thoáng mát và không khí trong lành, trở thành một trong những thú chơi tao nhã mà người dân tìm về để tâm hồn được tĩnh tại và thư thái.

 Người bán cây cảnh dạo thường xuất hiện nhiều vào dịp cuối năm, bởi đây là thời điểm nhiều người tìm mua

Tuy nhiên, thời gian gần đây (nhất là dịp cuối năm) lợi dụng thú chơi này, một số cá nhân đã đưa “cây cảnh đểu” bán dạo khắp nơi hòng kiếm lợi, khiến nhiều người rơi vào tình cảnh “mất tiền thật mà cây giả”.

Để thỏa mãn sở thích của mình, nhiều người muốn trong nhà có cây cảnh để chơi, nhất là dịp “Tết đến Xuân về” cây cảnh lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Lợi dụng vào thú chơi và thời điểm này, nhiều người ở các tỉnh khác đã tạo ra những cây cảnh bằng keo 502 rồi chở bằng xe máy, xe ba gác len lỏi vào các đường phố, khu vực đông người ở các tỉnh Tây Nguyên hòng bán “lừa” cho người dân. Chia sẻ về việc bị mua nhầm “cây cảnh xịn”, anh Lê Văn Quynh, phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết: “Vào dịp cuối năm ngoái, tôi mua cây sung thế có gốc uốn lượn, quả sum sê và có nhiều cành lộc non… nhìn rất đẹp với giá 500.000 đồng của một người bán dạo bằng xe máy trên đường Ngô Quyền. Về đến nhà được khoảng 5 ngày thì cây bắt đầu héo dần, quả rơi rụng, đến khoảng một tuần thì cây chết hẳn. Kiểm tra, xem xét kỹ càng, thì phát hiện toàn bộ quả và gốc cây đều được gắn bằng keo 502 khá tinh vi”.

Cũng chung cảnh ngộ “tiền mất mà cây giả” như anh Quynh, vào dịp Tết năm trước để có cây cảnh bày trí trong nhà, ông Nguyễn Văn Thanh ở phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột cũng mua được một gốc mai trông khá bề thế từ những người đi bán rong với giá gần 2 triệu đồng. Nhìn vào, ai cũng tưởng cây mai có tuổi thọ đến trên mười năm. Thế nhưng mới 3 đến 4 ngày sau khi mua, cành cây đã khô lại, lộ những vết nứt lớn. Dùng mũi dao kiểm tra, anh Thanh phát hiện đây là một gốc cây đã khô có rễ hẳn hoi nhưng không phải là mai. Duy nhất chỉ có một cành nhỏ như ngón chân cái có cành, có lá được ghép bằng đinh ghim và keo rất tinh vi vào thân cây đã khô.

Những năm trước, cây cảnh giả bán dạo thường xuất hiện ở khu vực thành phố, khu đông dân cư, năm nay loại hình này xuất hiện thêm ở các huyện, khiến nhiều người dân bị mua nhầm. Cách xa thành phố hơn 20 km, với ý muốn tậu cho mình một cây cảnh đẹp để chơi Tết, đón Xuân, vừa qua ông Trần Văn Định, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn mua một cây lộc vừng có thân xù xì, rêu mốc, hoa từng dải đỏ rực với giá khá 1,5 triệu của một anh chở xe máy bán dạo. Mặc dù được chăm sóc rất cẩn thận, nhưng chỉ sau 2 ngày từng dải hoa rụng dần, sau đó thì lá úa. Xem xét kỹ mới phát hiện tất cả hoa đều được gắn bằng keo, gốc là gốc của cây khác, chỉ có vài cành là lộc vừng thật nhưng được gắn keo rất tỷ mỉ…

Từ những thực tế trên, thiết nghĩ người dân khi mua cây cảnh về chơi phải tìm hiểu rõ về loại cây mà mình định mua hoặc tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ những người chuyên chơi cây cảnh. Người mua cây cũng nên tìm đến những vườn có uy tín hay tại những cửa hàng mở đã lâu có thương hiệu, địa chỉ cụ thể, không nên mua những loại cây cảnh của những người đi bán dạo khi chưa phân định được đâu là thật, đâu là giả. 

BÁ THĂNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top