Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Những lá đơn xin thoát nghèo đầu tiên ở vùng cao Mèo Vạc: “Còn tư tưởng ỷ lại thì nghèo mãi”

Thứ Tư 09/02/2022 | 11:05 GMT+7

VHO- Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với suy nghĩ “có sức lao động thì có thể vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng ỷ lại thì mãi nghèo từ đời này sang đời khác”, hai hộ dân tộc Mông ở xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã chủ động xin thoát nghèo.

 Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc Vương Ngọc Hà (bên trái) gặp gỡ, tặng quà cho ông Sùng Mí Nô, thôn Vị Ke, xã Nậm Ban xung phong xin ra khỏi hộ nghèo

 Hành động này cho thấy, sự thay đổi về nhận thức, lòng tự trọng, cũng như ý thức trách nhiệm nỗ lực vươn lên của đồng bào nơi đây.

Còn tư tưởng ỷ lại thì mãi nghèo

Vượt 7 km đường rừng chúng tôi đến với thôn Nà Poòng, xã Nậm Ban để thăm gia đình anh Hầu Mí Na, dân tộc Mông, sinh năm 1984 người vừa mạnh dạn viết đơn xin thoát nghèo.

Gia đình anh Na thuộc diện hộ nghèo từ năm 2013 đến năm 2020, với 8 nhân khẩu (trong đó gia đình anh Na có 5 người và 3 đứa con của người anh trai không may mắc bệnh hiểm nghèo qua đời). Bao năm qua, gia đình được hưởng tất cả các chế độ, chính sách dân tộc của Nhà nước. Tuy nhiên, vào đầu năm 2021, với suy nghĩ bản thân và vợ con có sức khỏe tốt lại có nương, gia súc thì phải nỗ lực phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, anh đã bàn bạc, thống nhất với vợ con tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Nói là làm, trong một lần họp thôn, khi đề cập đến công tác giảm nghèo của thôn, anh đã mạnh dạn xin cho gia đình không hưởng các chế độ hộ nghèo nữa, với mục đích lớn nhất là không muốn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Do vốn tiếng phổ thông còn hạn chế, anh đã nhờ chính quyền thôn giúp đỡ để làm đơn. Hành động của anh khiến cả hội trường thôn bất ngờ và khâm phục.

Anh Hoàng Văn Phù, Trưởng thôn Nà Poòng, xã Nậm Ban cho biết: “53 hộ dân trong thôn, chỉ có 7 hộ dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Giáy. Hành động xung phong xin ra khỏi hộ nghèo của anh Na rất đáng để các hộ học tập và làm theo. Tuy gia đình hoàn cảnh khó khăn, song bằng nghị lực của mình, anh đã làm được điều mà từ trước đến nay địa phương chưa ai làm được. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền nhân dân trong thôn mạnh dạn hơn nữa để vươn lên phát triển kinh tế”.

Không chỉ anh Na, cách Nà Poòng gần 11 km, tại thôn Vị Ke, xã Nậm Ban, gia đình ông Sùng Mí Nô và vợ là bà Lầu Thị Xia cũng đã mạnh dạn viết đơn xin thoát nghèo, với mong muốn để con cháu noi gương, vươn lên phát triển kinh tế. Ông Nô chia sẻ: “Nghèo mãi khổ lắm, đi đâu cũng xấu hổ nên phải xin ra thôi, còn tư tưởng ỷ lại thì mãi nghèo từ đời này sang đời khác. Không trông chờ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng và các hội, đoàn thể xã nữa, mình phải quyết tâm, chịu khó mới thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên”.

 Anh Hầu Mí Na thôn Nà Poòng, xã Nậm Ban chia sẻ về việc viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo bằng việc nỗ lực chăn nuôi bò vỗ béo

Hy vọng sẽ có nhiều lá đơn hơn nữa

Nói về những dự định sau khi mạnh dạn viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, ông Nô và anh Na cũng chia sẻ thêm: Hiện nay Đảng và Nhà nước cũng quan tâm đến đồng bào, nhất là thường xuyên đưa nguồn vốn hỗ trợ không lãi suất để bà con được tiếp cận. Do vậy chúng tôi sẽ mạnh dạn vay vốn để mua bò vỗ béo, bò sinh sản, gia cầm, giống cây trồng mới về gieo trồng, chăn nuôi phát triển kinh tế. Ngoài ra con em chúng tôi cũng đã trưởng thành hơn vì vậy phải động viên các cháu cố gắng học tập hoặc chủ động liên hệ cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia các lớp đào tạo nghề hay đăng ký đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo thêm thu nhập chính đáng.

Là xã thuần nông của huyện vùng cao Mèo Vạc, với gần 98,18% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 45%. Hiện nay, Nậm Ban đã có 2 hộ gia đình đầu tiên của xã, cũng như toàn huyện tự nguyện làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Điều đáng quý là, các hộ này đều là hộ gia đình với hoàn cảnh thực sự còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các hộ gia đình đều có một điểm chung là nhận thức được trách nhiệm nỗ lực vươn lên và ý thức trong việc sẻ chia, hỗ trợ với những hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình.

Có thể thấy, trên những bản, làng vùng sâu, vùng xa, việc nhiều hộ gia đình chủ động viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo là những tấm gương sáng về lòng tự trọng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Đó cũng là hành động đẹp, thể hiện sự sẻ chia với cộng đồng. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, những lá đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo sẽ ngày càng được nhân lên, thắp sáng ước mơ thoát khỏi đói nghèo trên những bản làng vùng cao gian khó. 

 MINH ĐỨC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top