Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Hợp tác công – tư trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Thứ Tư 02/03/2022 | 17:46 GMT+7

VHO- Sau hai năm kể từ khi ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác công – tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, Bộ TN-MT và một số doanh nghiệp tại Việt Nam đóng góp thiết thực vào “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030” và “Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường và 03 doanh nghiệp: Dow Việt Nam, Tập đoàn SCG và Unilever Việt Nam đã tiên phong đề xuất sáng kiến Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa (gọi là Hợp tác công - tư quản lý rác thải nhựa) nhằm mục tiêu đưa rác thải nhựa vào kinh tế tuần hoàn và quản lý vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam, thông qua chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo để giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên quy mô toàn quốc.

Kinh tế tuần hoàn hướng đến sự phát triển bền vững

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết: “Việc thành lập và phát triển nhóm Hợp tác Công - Tư tạo ra sức mạnh tổng hợp, thiết lập một mô hình hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay tại Việt Nam. Đây là một diễn đàn thiết thực giúp Chính Phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có các sáng kiến, thảo luận mang tính thực tiễn cao, đồng thời nắm bắt được các vướng mắc, khó khăn mà khối tư nhân đang gặp phải để hỗ trợ và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật”.

 

Đến nay chương trình đã phân loại và thu gom được hơn 9.000 tấn rác tái chế, trong đó có 6.520 tấn rác thải nhựa. Các dự án đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 1.200 lao động là đối tượng lao động nữ, người yếu thế, lao động tự do, người khuyết tật - giúp họ tăng cường đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình thu gom, tạo thêm thu nhập và ổn định cuộc sống.

 

Cùng với đó, nhiều chương trình hành động phối hợp với các đối tác đã được thực hiện, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và thói quen của người dân đối với rác thải nhựa. Hoạt động phân loại, thu gom rác thải nhựa được tuyên truyền trực tiếp đến 18 phường xã , 41.400 hộ gia đình tại Hà Nội. Các hoạt động giáo dục học sinh và hướng dẫn thu gom rác thải được tiến hành tại 32 trường học, tiếp cận hơn 15.000 học sinh tại Hà Nội và hơn 1.300 học sinh tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Hơn 50 cơ quan bộ ngành cũng tích cực truyền thông và lan toả cho dự án, bằng việc sử dụng 1.700 thùng rác đặc biệt sản xuất từ 30 tấn rác thải nhựa tái chế, có chức năng phân loại rác tại nguồn. Tổng thể, các dự án đạt hơn 12 triệu lượt tiếp cận thông qua các chiến dịch truyền thông đại chúng.

 

Các đối tác ký kết Hợp tác công - tư quản lý rác thải nhựa năm 2020

 

Các công nghệ và giải pháp khoa học từ các quốc gia tiên tiến liên tục được các thành viên Hợp tác Công - Tư Quản Lý Rác Thải Nhựa nghiên cứu và ứng dụng, với mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất bao bì và hạt nhựa tái chế, như: biến rác thải nhựa thành “Đường nhựa tái chế”, sản xuất bao bì 100% có thể tái chế… Từ 3 doanh nghiệp, đến nay đã có thêm 24 doanh nghiệp tham gia chương trình. “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy ngày càng nhiều các bên liên quan cùng chung tay thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Là công ty khoa học vật liệu và cung cấp giải pháp, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức liên quan để loại bỏ rác thải nhựa ra khỏi môi trường và phát minh các giải pháp khoa học và công nghệ để trực tiếp giải quyết cả vấn đề biến đổi khí hậu và rác thải nhựa”, ông Ekkasit Lakkananithiphan, Tổng Giám đốc Dow Việt Nam bày tỏ.

 

Hai năm qua, các doanh nghiệp tham gia chương trình đều nỗ lực để thực hiện mục tiêu. Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam, Hợp tác công – tư quản lý rác thải nhựa là giải pháp cấp thiết và mang tính thực tiễn cao trong việc thúc đẩy mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải Nhựa tại Việt Nam, hướng đến một Việt Nam không rác thải nhựa ngoài môi trường, từ đó góp phần hiện thực hóa cam kết đưa mức phát thải ròng về ‘0’ vào giữa thế kỷ của Chính phủ tại Hội nghị Khí hậu COP26 tại Glasgow. “Chúng tôi mong muốn khối hợp tác sẽ không chỉ dừng lại ở những đơn vị sáng lập, mà sẽ ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa với sự tham gia của thêm nhiều tổ chức, doanh nghiệp có cùng tầm nhìn trên toàn quốc để cùng tạo nên sức mạnh tổng hòa Công – Tư và đạt được những kết quả có sức ảnh hưởng sâu và rộng trên toàn xã hội”, bà Vân nói.

 

Hướng đến một Việt Nam không rác thải nhựa ngoài môi trường đến năm 2025, Hợp tác công - tư quản lý rác thải nhựa đề ra lộ trình đến năm 2025 với các nhiệm vụ giáo dục thay đổi hành vi, phân loại rác tại nguồn; nghiên cứu, áp dụng công nghệ đổi mới sáng tạo trong tái chế rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa có giá trị thấp, từ đó nâng cao kinh tế tuần hoàn nhựa tại Việt Nam; Đối thoại và chính sách Hỗ trợ phát triển Kinh tế tuần hoàn…

 

N.KHANG

 

 

 

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top