Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Chơi vơi Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

Thứ Sáu 04/03/2022 | 10:02 GMT+7

VHO- Mặc dù Luật Điện ảnh 2006 đã có quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, nhưng trên thực tế, trong nhiều năm qua điện ảnh Việt đã và đang vướng phải “rào cản” bởi những quy định không còn phù hợp, dẫn đến Quỹ này đến nay vẫn nằm im trên giấy.

 “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, một trong những bộ phim thành công từ mô hình hợp tác giữa Cục Điện ảnh với các hãng phim tư nhân

 Tại Hội nghị Góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tại TP.HCM mới đây, các đại biểu tiếp tục dành sự quan tâm đối với quy định thành lập Quỹ cũng như việc đầu tư nguồn nhân lực cho điện ảnh hiện nay.

Có nguy cơ b xóa b?

Theo đó, việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh sau nhiều năm bàn luận thì cho đến khi Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) trình Quốc hội vẫn chưa đi đến hồi kết. Thay vì Điều 6 như Luật Điện ảnh 2006 quy định trước đây, thì trong Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đến tháng 10.2021 đã dành hẳn Mục 2 của Chương VI cho Quỹ (Điều 43, 44, 45). Song, dù đánh giá cao ý nghĩa của Quỹ, nhưng qua nhiều cuộc thảo luận, các chuyên gia về chính sách và giới làm phim đều băn khoăn việc luật hóa Quỹ cũng như những khó khăn khi thực thi. Chính vì thế, Dự thảo Luật chỉnh lý đến ngày 18.2 có hai phương án: Một là bỏ hẳn Mục 2 về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh hoặc hai là vẫn giữ lại.

Theo Ban soạn thảo, ai cũng mong muốn xây dựng được Quỹ nhưng chưa đưa ra được phương án khả thi cho nguồn thu, khả năng độc lập về tài chính của Quỹ. Trước thông tin có thể bỏ việc thành lập Quỹ này, nhiều đại biểu tỏ ra ngỡ ngàng, thậm chí bức xúc.

“Tôi đọc Dự thảo thấy có 2 phương án, có thể có hoặc không, thì tôi đề nghị dứt khoát phải có Quỹ, cả cấp Trung ương và địa phương. Đây là bước rất quan trọng, bởi Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh hiện nay đang chơi vơi lắm”, PGS.TS Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhấn mạnh. Theo ông, thời kỳ đổi mới rồi đến sau đổi mới, tiến vào thị trường thì điện ảnh không được Nhà nước tài trợ dẫn đến khủng hoảng kéo dài, sau đó xuất hiện một loạt phim “mì ăn liền”, rồi phim thương mại… “Cái khó nhất hiện nay là câu hỏi lấy tiền đâu để làm Quỹ? Ở các nước, họ lấy phần trăm trong phát hành phim, Việt Nam chúng ta vẫn lấn cấn chuyện này, vì phía phát hành phim họ phản đối, thế thì mình hạ thuế xuống một chút cho họ, dùng phần này đưa về cho Quỹ”, ông Kim góp ý.

Đạo diễn Phan Đăng Di cho rằng, Dự thảo tính đến ngày 18.2, nội dung về Quỹ điện ảnh chưa được chú trọng và đặt đúng vai trò. Việc đưa Quỹ điện ảnh ra khỏi Dự thảo là quyết định không chính xác, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau mà có thể ở thời điểm hiện tại, các nhà làm luật chưa thể nhìn nhận, đánh giá chuẩn xác. Nam đạo diễn cho rằng, Quỹ điện ảnh là thật sự cần thiết nhưng vẫn còn rất nhiều lo ngại: “Chúng ta có thể thấy, các nền điện ảnh trong khu vực như Thái Lan, Singapore... đã có những quỹ và chương trình đào tạo, không chỉ dành cho các nhà làm phim nước họ, mà mở rộng sang các nhà làm phim Đông Nam Á. Điều này từng bước hỗ trợ cho nền điện ảnh trong khu vực phát triển và gây ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các nền điện ảnh khác, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, thời kỳ hiện nay, một trong những sức mạnh mềm mà các nước cạnh tranh nhau đó là điện ảnh, vậy mà ta vẫn chưa nắm được sức mạnh ấy”.

Ngun nhân lc cht lưng cao cn kit dn

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Giám đốc Công ty BHD nhìn nhận, ngành công nghiệp điện ảnh rất cần nguồn vốn đầu tư để xây dựng và triển khai các dự án điện ảnh trong nước. Nếu như Quỹ đầu tư điện ảnh là một mô hình phát triển ở những quốc gia có nền điện ảnh tiên tiến, thì lại chưa được phát huy tại đất nước chúng ta. Chính vì thế, về lâu dài nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp làm phim Việt Nam; bảo vệ phim Việt khi ra rạp; tạo nhiều nguồn vốn cho điện ảnh nước nhà với các quy định về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh của Nhà nước và đặc biệt là phát triển các quỹ điện ảnh tư nhân.

Cùng với việc cần thiết phải có Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, các chuyên gia cho rằng, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho điện ảnh cũng phải được chú trọng. Theo PGS.TS Phan Bích Hà, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM: “Một thực tế của điện ảnh Việt là nhiều người được đào tạo chính quy nhưng không làm nghề và ngược lại, nhiều người làm nghề nhưng không được đào tạo. Vì thế, dường như nguồn nhân lực cho điện ảnh Việt không đủ sức cạnh tranh với thế giới”. Đồng quan điểm này, nhà phê bình lý luận điện ảnh Trần Luân Kim nhận định: “Đội ngũ làm phim hiện nay chính là lỗ hổng lớn trong ngành điện ảnh. Nguồn nhân lực chất lượng cao cạn kiệt dần do không được tiếp tục đào tạo ở nước ngoài, còn đào tạo trong nước thì chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng và cũng chưa thể bắt kịp thị trường. Vì thế, đào tạo phải là công việc được thực hiện đầu tiên cho điện ảnh Việt và rất cần chú trọng hiệu quả đào tạo thông qua cải cách giáo dục chuyên ngành”.

Với góc độ của nhà làm phim, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng đã nêu ra dẫn chứng về sự thay đổi của nền điện ảnh Hàn Quốc. Anh cho biết, từ năm 1998, điện ảnh xứ Kim Chi đã thay đổi ngoạn mục, khi thay vì kiểm soát, quản lý thì chuyển sang hỗ trợ, hướng đến phục vụ khán giả, tăng sức cạnh tranh của điện ảnh nội địa với các “bom tấn” nước ngoài. Tuy nhiên, để làm như vậy, từ trước đó, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách phát triển nền điện ảnh, trong đó có việc đưa các tài năng sang nước ngoài đào tạo bằng ngân sách. Đội ngũ này khi trở về đã mang đến luồng gió mới mẻ và trở thành đội ngũ nhân lực sáng tạo có trình độ cao cho ngành văn hóa Hàn Quốc. Và để điện ảnh Việt sớm có thể sánh ngang với các nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới, thì nguồn nhân lực chất lượng là một trong những yếu tố cần thiết nhất. 

 THÙY TRANG - HNG HNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top