Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Phố cổ Hà Nội “ngóng” du khách

Thứ Hai 07/03/2022 | 10:10 GMT+7

VHO- Ngay sau khi thông tin Việt Nam mở cửa du lịch từ 15.3 tới đây, không chỉ các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, vận tải vui mừng mà những người dân Phố cổ ở Thủ đô cũng khấp khởi mong chờ từng ngày để được đón khách trở lại.

 Những con phố cổ vắng vẻ, người bán đông hơn người mua

 Hai năm qua, vì đại dịch mà Phố cổ Hà Nội đã không còn vẻ nhộn nhịp thường thấy. Quán xá thưa thớt, cửa hàng cửa hiệu đóng cửa hàng loạt, đặc biệt, những dòng du khách nước ngoài vắng bóng trên những con phố, những tiệm bán đồ thủ công mỹ nghệ… Các con phố nườm nượp người nước ngoài như Hàng Gai, Hàng Đào, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Đinh Liệt… giờ vắng cả khách Việt lẫn khách Tây. Bà Phương, chủ một cửa hàng trên phố Đinh Liệt than thở, từ khi được bán hàng trở lại chưa ngày nào đông khách. Bà cho biết, sáng 9 giờ mở cửa, 8 giờ tối đã đóng cửa hàng. Thậm chí, có ngày không một khách nào lai vãng. “Có ngày chỉ lãi được… 20 nghìn đồng, chả bù cho trước kia, mở hàng từ sớm đến tận đêm khuya chưa hết người ra vào. Giờ tôi mong ngóng từng ngày, chứ như thế này thì khó mà kiếm sống”. Bà Phương cho biết thêm, cửa hàng là của nhà bà, còn những cửa hàng phải đi thuê mặt bằng thì hầu như không trụ được. Chỉ sang phía đối diện, bà Phương cho biết, trước kia một cửa hàng nhỏ ở phố Đinh Liệt cho thuê khoảng 35 triệu đồng/tháng mà khách còn tranh nhau, giờ thì rao ời ời chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng mà chả ai ngó ngàng.

Nhiều công ty du lịch vẫn cửa đóng then cài

Sợ rủi ro, sợ mở ra không có khách, tiền thuê mặt bằng cao, do đó trên nhiều con phố, số lượng cửa hàng đóng cửa áp đảo với số cửa hàng mở cửa. Những khu vực được xem là hút khách Tây như “ngã tư quốc tế” Lương Ngọc Quyến thì giờ đây “vườn không nhà trống”; bà con tiểu thương bắc ghế ra vỉa hè ngồi “chém gió” cho qua ngày. Nơi này trước kia thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào khách du lịch. Trong hai năm diễn ra đại dịch, nhiều hộ dân khu vực này nói riêng và khu vực Phố cổ nói chung hầu như không có thu nhập. “Chúng tôi mong mỏi từng ngày được đón khách, hàng quán mở cửa trở lại để chúng tôi có công ăn việc làm. Những quán bia ở đây chủ yếu bán cho khách nước ngoài, còn khách Việt thì đa phần là giới trẻ đến đây cho có phong trào cũng như có cơ hội trau dồi tiếng Anh, chứ dân nhậu “xịn” mấy khi đến. Nên khách du lịch không có là chúng tôi đói dài...”, một người dân phố Lương Ngọc Quyến cho biết.

Phố cổ Hà Nội hấp dẫn bởi nét cổ kính cùng không gian sống độc đáo. Sự đông đúc, chật chội, ồn ào và đa dạng về hình thái sinh hoạt với những cửa hàng, cửa hiệu san sát đã làm nên “thương hiệu” cho nơi này. Tuy nhiên, hiện Phố cổ đang thực sự thiếu “sinh khí”. Chỉ còn hơn chục ngày nữa là Việt Nam mở cửa du lịch, liệu sự đìu hiu đó có còn hấp dẫn du khách?

Một cửa hàng trên phố Hàng Gai đang sửa chữa để chuẩn bị đón khách

Mới đây, triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp bàn về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15.3.2022, Bộ VHTTDL đã có văn bản yêu cầu Sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố lên kế hoạch, phương án mở cửa phù hợp với địa phương. Doanh nghiệp du lịch cũng như người dân vẫn đang mong sớm có kế hoạch để họ yên tâm kinh doanh ổn định. Người dân Phố cổ Hà Nội và những người làm du lịch tại nơi này đang mong chờ du khách, để phố cổ Hà Nội lại tấp nập, nhộn nhịp như trước kia. Đây đó đã lác đác cửa hàng mở cửa, trang hoàng, sửa chữa… Đang có những kỳ vọng không nhỏ cho tương lai phía trước khi du lịch Việt Nam “hồi sinh”. 

 H.AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top