Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Ngày mai 15.3 mở cửa hoàn toàn du lịch: Làm gì để "khơi thông" dòng chảy du khách quốc tế?

Thứ Hai 14/03/2022 | 11:13 GMT+7

VHO- Ngày mai 15.3, Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch trong điều kiện bình thường mới. Nhưng khi mở cửa cần phải thực hiện những quy định y tế gì, có cách ly không, có cần test Covid-19 không, có áp dụng chính sách miễn visa như trước năm 2020 trở về trước không, quảng bá xúc tiến như thế nào để thu hút khách… là những vấn đề mà doanh nghiệp du lịch và các địa phương quan tâm.

 Doanh nghiệp du lịch quan tâm nhất việc cách ly, xét nghiệm và chính sách visa khi mở cửa du lịch

 Khơi thông dòng chảy

Phát biểu tại Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh do VCCI tổ chức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình kiến nghị, Chính phủ tiếp tục triển khai các chính sách visa của Việt Nam như trước năm 2020 để “khơi thông” dòng chảy khách du lịch quốc tế. “Chúng tôi đề nghị, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp lúc này làchính sách ban hành phải dễhiểu, dễthực hiện. Như qua đại dịch Covid-19 thời gian qua, có nhiều việc chúng ta đã có thể rút được kinh nghiệm”, ông Bình đề xuất.

Việc Chính phủ chỉ đạo mở cửa du lịch từ ngày 15.3 làvô cùng quan trọng, làtin vui nhất của toàn ngành Du lịch. Tuy nhiên, đến giờ này vẫn còn nhiều vấn đề lo lắng. Du lịch vốn làngành kinh tế tổng hợp, gắn với các ngành khác, với cộng đồng hơn 40.000 doanh nghiệp du lịch, hơn 1 triệu lao động trực tiếp và2 triệu lao động gián tiếp, họ làm cho họ nhưng cũng làlàm cho cả cộng đồng, xã hội. Vì thế, một khi du lịch hồi phục thì các ngành xung quanh cũng hồi phục theo. “Thời gian qua, chúng tôi đã đi nhiều địa phương nhưng “không gian vắng lặng như tờ”, tất cả các hoạt động đóng cửa, chỉ có thể thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng: “Không có khách”. Vì vậy, cần phải nhìn nhận rõ, ở nhiều địa phương, mở cửa cho ngành Du lịch ngày 15.3 thực chất làmở cửa cho toàn ngành kinh tế của chúng ta. Khi chúng ta đấu tranh làm rõ các vấn đề để du lịch mở cửa được cũng làgiải quyết cho tất cả các ngành kinh tế khác, có ba thành phần liên quan đến việc khôi phục lại hoạt động du lịch bao gồm: Nhànước; doanh nghiệp vàcộng đồng dân cư. Ba hệ thống đó đều liên quan chặt chẽ với nhau trong vấn đề mở cửa”, ông Vũ Thế Bình nói.

Ông Bình cho rằng hiện nay có một số rào cản khiến du lịch khó có thể phục hồi ngay được. Trong đó, quan trọng nhất làvấn đề visa. Chúng ta đã dừng lại tất cả các việc cấp visa cho khách khi bắt đầu có dịch bệnh, điều đó làrất đúng, rất cần thiết. Nhưng đôi khi hơi quá chặt chẽ, quá nặng nề, có trường hợp không cần thiết. Vậy bây giờ chúng ta đã có đầy đủ cơ hội, thì phải mở cửa, màđã mở cửa thì phải mở visa cho khách vào Việt Nam. Về vấn đề cách ly y tế, ông Bình đánh giá đây làmột vấn đề rất nặng nề. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng, dịch bệnh lây bệnh đến đâu xử lý đến đó, làm phạm vi hẹp nhất có thể để đảm bảo không ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Thực tế, ngành du lịch muốn mở cửa, muốn đẩy nhanh các vấn đề hồi phục, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, đảm bảo việc phát triển bền vững chứkhông vội vàng đến mức sẵn sàng mở toang tất cả. Việt Nam đã có bài học kinh nghiệm trong hai năm qua, cho nên mọi việc đều phải làm theo đúng lộ trình, chắc chắn, nghiêm túc.

Cần minh bạch thông tin

Tại Diễn đàn, ông William Haandrikman, Tổng Quản lý Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi cho biết, một trong những mối quan tâm hàng đầu khi mở cửa lại du lịch làđảm bảo an toàn cho khách hàng. Bên cạnh đó làviệc đảm bảo minh bạch thông tin, an toàn cho nhân viên vàchuyển đổi số. “Ở góc độ doanh nghiệp, xu hướng ưu tiên nổi bật làchất lượng dịch vụ phải hoàn hảo, đảm bảo an toàn cho du khách, đưa ra các giải pháp số đảm bảo thông tin minh bạch làcơ sở để chúng ta thu hút du khách trở lại với du lịch Việt Nam”, ông William Haandrikman nhấn mạnh. Ông William Haandrikman cho rằng, doanh nghiệp cần minh bạch cung cấp thông tin ngay từ ban đầu cho khách hàng. Theo đó, minh bạch với khách hàng về quy định cách ly, quy định nhập cảnh vào Việt Nam, đồng thời lắng nghe cũng như điều chỉnh dịch vụ hợp lý dịch vụ sản phẩm trong suốt quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo các doanh nghiệp, cần nhanh chóng có những hướng dẫn rõ ràng về các quy định liên quan đến cấp thị thực vàcách ly y tế khi tiến hành mở cửa trong thời gian tới. Để du lịch phục hồi, cất cánh, nên mở cửa ngành Du lịch với việc áp dụng các chính sách như trước đại dịch, mở cửa biên giới màkhông áp dụng quy định ngặt nghèo về cách ly. Ngoài dịch Covid-19, ngành Du lịch sẽ tiếp tục chịu tác động nặng nề của giá xăng dầu, do đó phải tận dụng tất cả lợi thế có thể của ngành này để phục hồi.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, chúng ta nới lỏng nhưng không buông lỏng, mở cửa an toàn, nới lỏng toàn bộ nhưng phải có dự phòng đồng bộ. Do đó, chính sách phòng bệnh đặc thù cũng cần áp dụng linh hoạt cho từng hoạt động. “Cần mở cửa đồng bộ nhưng phòng bệnh cũng phải đồng bộ. Chỉ đạo hướng dẫn đồng bộ, nếu mỗi địa phương làm một kiểu du khách không biết thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, khuyến khích du lịch khép kín, theo nhóm”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế nêu ý kiến. 

 Cần phải nhìn nhận rõ, ở nhiều địa phương, mở cửa cho ngành Du lịch ngày 15.3 thực chất là mở cửa cho toàn ngành kinh tế của chúng ta. Khi chúng ta đấu tranh làm rõ các vấn đề để du lịch mở cửa được cũng là giải quyết cho tất cả các ngành kinh tế khác, có ba thành phần liên quan đến việc khôi phục lại hoạt động du lịch bao gồm: Nhà nước; doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Ba hệ thống đó đều liên quan chặt chẽ với nhau trong vấn đề mở cửa.

(Ông VŨ THẾ BÌNH, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam)

THÚY HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top